Dân Biểu Hoa Kỳ Kiến Nghị Uỷ Ban Quốc Tế Về Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ Dự Kiến Đến Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Quốc Hội Hoa Kỳ

Tháng 9, 2007

Ông Christopher Hill, phụ tá Bộ trưởng
đặc trách vùng Đông Á và Thái Bình Dương

Kính thưa ông Phụ tá Bộ trưởng

Như có lẽ ông đã biết, Uỷ ban Quốc tế về Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ đang dự định đến Việt Nam vào khoảng từ ngày 23/9/07 đến 2/10/07. Chúng tôi ủng hộ chuyến đi này của Uỷ ban và hy vọng Bộ Ngoại giao và Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ làm việc đắc lực để chuyến đi này có hiệu quả và thành công.

Việt Nam đã phát động một chiến dịch đàn áp có quy mô rộng lớn đối với các nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế vào tháng Giêng năm 2007. Nhà nước Việt Nam đã luôn luôn từ chối việc gặp gỡ, đôi khi cấm đoán, các nhân viên Bộ Ngoại giao, một Dân biểu Hoa Kỳ, và những thành phần khác có quan tâm đến, khi họ cố gắng để gặp thân nhân của những người bị bỏ tù hay muốn đi tìm gặp các vị lãnh đạo tôn giáo.

Trong khi chúng tôi tán thành cuộc thảo luận của chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo với các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam, chúng tôi tin tưởng rằng vẫn còn thêm nhiều việc có thể làm được và nên được làm để kéo Việt Nam vào những vấn đề quan trọng này. Chúng tôi luôn quan tâm về những hành vi cấm đoán và xúc phạm xảy ra liên tục để nhắm vào các cộng đồng tôn giáo khác nhau và các vị lãnh đạo tôn giáo đang sinh hoạt trong các tổ chức tranh đấu cho việc cải tổ luật pháp, tự do ngôn luận và nhân quyền.

Uỷ ban Quốc tế về Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ cung cấp một chính sách độc lập và không thiên vị có giá trị để khuyến cáo Quốc Hội và Chính phủ Hoa Kỳ. Để tìm hiểu cho chắc chắn những điều kiện thực tế này ngay tại Việt Nam và tái xác định sự quan tâm về tình trạng nhân quyền tại đây, chúng tôi mong muốn Ủy ban sẽ tổ chức thảo luận với các viên chức cao cấp của nhà nước Việt Nam, gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo và các nhà bất đồng chính kiến trong thời gian Ủy ban hiện diện ở Việt Nam.

Bất cứ một sự trợ giúp nào của quý vị để cho điều này xảy ra đều được tán thưởng nồng nhiệt.

****

JPEG - 22.4 kb

September 2007

Mr. Christopher Hill Assistant Secretary
East Asia and Pacific Affairs
Department of State 2201 C Street. NW Washington, DC 20520

Dear Assistant Secretary Hill,

As you may be aware, the UPS. Commission on International Religious Freedom (USCIRF) is planning travel to Vietnam between September 23-October 2, 2007. We support USCIRF’s trip and hope the State Department and the U.S. Embassy in Vietnam will work hard to make it both productive and successful.

Vietnam has instituted a wide-ranging crackdown on human rights and democracy activists since joining the WTO in January 2007. The Vietnamese government has consistently denied access. sometimes forcibly., to State Department officials, a Member of Congress, and other interested parties who have tried to meet with the families of those imprisoned or those seeking to meet with religious leaders.

While we appreciate the Administration’s discussion of human rights and religious freedom concerns with Vietnam’s new leaders, we believe much more can and should he done to engage Vietnam on these essential issues. We remain very concerned about ongoing restrictions and abuses targeting Vietnam’s diverse religious communities and religious leaders active in legal reform, free speech. and human rights organizations.

USCIRF provides valuable bipartisan and independent policy advice to the Congress and the Administration. In order to ascertain conditions on the ground in Vietnam and re-enforce the message of concern over Vietnam’s human rights record. we expect them to hold discussion with high level Vietnamese government officials and to meet religious leaders and dissidents during their time in Vietnam.

Any assistance you can oiler to make this happen is greatly appreciated.

Sincerely

JPEG - 92.6 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…