Phiên tòa Phúc thẩm bà Cấn Thị Thêu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bà Cấn Thị Thêu vẫn 20 tháng tù, y án sơ thẩm.

Cả phiên toà phúc thẩm chỉ có bà Thêu có mặt, 2 nhân chứng quan trọng nhất thì có mặt trước cửa phòng xử (phải qua cửa an ninh mới vào được), nhưng lại không vào phòng xử tham gia mà nhởn nhơ trước công lý và coi thường luật pháp, viện kiểm sát còn coi đó là điều không quá quan trọng. Hội đồng xét xử cho rằng đã qua phần thủ tục nên không xem xét lại, trong khi chúng tôi không thấy báo họ vắng mặt nên mặc nhiên coi là họ tham dự phiên toà hôm nay.

Thiếu nhiều chứng cứ buộc tội và nhiều chứng cứ vô giá trị. Kiểm sát viên còn không đối đáp hết các quan điểm của tôi xoáy sâu vào biên bản bắt quả tang mà có dấu hiệu được tạo nên vì hai nhân chứng trực tiếp không gặp nhau tại công an phường Láng Hạ khi lập biên bản, và bắt từ 11h30 nhưng tới 19h20 mới lập biên bản bắt quả tang???

Hai nhân chứng ung dung ngồi trước cửa phòng xử và cố ý vắng mặt, tôi yêu cầu có mặt theo thủ tục dẫn giải theo điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự, nhưng không được đáp ứng.

Các chứng cứ và tình tiết vụ án đã được nêu bật ở sơ thẩm nhưng kiểm sát viên ở phúc thẩm đã chỉ dựa hoàn toàn vào hồ sơ có sẵn từ cơ quan điều tra mà không bổ sung phần yêu cầu của tôi ở cấp sơ thẩm là phải có biên bản xử phạt hành chính thì các quyết định xử phạt hành chính mới có giá trị pháp lý mà làm mặt cấu thành khách quan. Vì một phiên toà không thể coi một nửa sự thật là thứ hợp pháp để dùng nó vào việc buộc tội. Nhưng gần như mọi thứ đều thiếu vắng và các video còn không được trình chiếu như ở cấp sơ thẩm (mặc dù trình chiếu ở cấp sơ thẩm là cắt đoạn các clip và rất ngắn). Bản án sơ thẩm đã ghi nhận tình tiết tắc đường chênh lệch đến 20 phút (vào lúc 12h) so với clip mà họ dựa vào đó để trích xuất rằng việc ách tắc diễn ra từ 11h24 đến 11h43, mặc dù video này không đảm bảo giá trị chứng cứ do không được giám định hợp pháp (không đảm bảo theo Điều 66 BLTTHS nên không thể sử dụng làm chứng cứ). Biên bản phiên toà cấp sơ thẩm đã ghi rõ những mâu thuẫn trong lời khai của các nhân chứng và kể cả việc không đối đáp được của kiểm sát viên ở phiên toà này. Vậy mà không được đối chất và làm rõ, thẩm tra các chứng cứ tại phiên toà (điều 241 BLTTHS).

Các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ và trách nhiệm phải làm rõ sự thật, toàn diện và cả chứng cứ buộc tội lẫn gỡ tội, trong khi cả đám đông tới 50-60 người đi khiếu kiện lại chỉ nhằm vào bắt bà Thêu thì quả thực vô lý hết sức. Mà việc bắt bà Thêu là có chủ đích khi cảnh sát khu vực đã theo dõi và kiểm soát bà Thêu trong suốt thời gian trước đó cũng như tại ngày bắt bà Thêu vào 08.04.2016. Và rõ ràng là việc người mặc thường phục mà được coi là công an làm nhiệm vụ chính trị bắt người lên xe bus mới gây ra xáo trộn trên đường bằng việc dừng chiếc xe bus chình ình bên đường. Hơn nữa, người mặc thường phục mà bắt dân một cách tự tiện thì có phải là đang làm trái luật về thủ tục bắt người theo Hiến pháp và Bộ luật TTHS hay không?

Phiên toà lỏng lẻo và thiếu cơ sở thế này thì, tôi phát biểu tại phiên toà hôm nay, quả thực bất an và nguy hiểm quá vì bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị bắt và xét xử trong tình trạng thiếu chứng cứ và cố tình buộc tội như vậy. Tôi chỉ cần vị đại diện viện kiểm sát thực hiện đúng luật, chỉ cần đảm bảo đúng luật chứ không cần sáng tạo gì cả để bảo đảm rằng việc xét xử được khách quan, đầu đủ và toàn diện vụ án, vì chỉ có những người lâm vào cảnh đi khiếu kiện đòi quyền lợi ròng rã 10 năm trời mới thấm thía được nỗi khổ của họ.

Đúng là, luật pháp ở quanh ta nhưng công lý ở rất xa.

Nguồn: FB Luân Lê

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?