Bản Lên Tiếng v/v UBND Thị Xã Hồng Lĩnh nhiều lần “điều động” giáo viên trẻ làm “lễ tân”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vừa qua báo chí nhà nước cũng như thông tin tràn ngập trên các trang mạng xã hội bày tỏ bức xúc, phẫn nộ lên án việc UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã nhiều lần cưỡng ép các giáo viên trẻ (từ Mần non đến Trung học Cơ sở) có ngoại hình bắt mắt đi làm cái việc “tiếp khách” của chính quyền. Sự cưỡng ép những giáo viên trẻ này được gọi là “điều động”, đi làm cái việc được gọi là “lễ tân” để thực hiện cái được gọi là “nhiệm vụ văn hóa, chính trị”. Thử hỏi nhiệm vụ văn hóa chính trị gì mà phải đi tiếp khách rượu chè nhậu nhẹt ở các nhà hàng, Karaok, “nhiều giáo viên bị sàm sỡ, nhiều gia đình giáo viên bị xào xáo, nhiều giáo viên bức xúc vì danh dự nhân phẩm bị xúc phạm, giá trị đạo đức nghề nghiệp bị tổn thương”.(http://baophapluat.vn/…/nu-giao-v…).

Trước sự thật bị phanh phui, nỗi niềm ta thán của nhiều nữ giáo viên bị “điều động”, sự phẫn nộ của dư luận, ông Lê Bá Thiềm trưởng phòng giáo dục thị xã Hồng Lĩnh bày tỏ quan điểm về những hành động không đẹp đó “cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống”. Bộ trưởng BGDĐT Phùng Xuân Nhạ trước chất vấn báo chí trả lời về vấn đề bảo vệ quyền lợi cho các giáo viên, ông nói “trước tiên phải xem lại mấy cô giáo ấy đã”; trả lời chất vấn của các ĐBQH, ông Nhạ có nhận trách nhiệm, rút kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các giáo viên, nhưng lại nhận định sự việc đau lòng này “cũng chỉ vì vui vẻ thôi”.

Từ ông Bộ trưởng BGDĐT đến ông trưởng phòng giáo dục (nói trên) không thấy đau, nhưng những người dân bình thường trong xã hội thấy đau, thậm chí rất đau. Nó đau bởi sự việc xảy ra không chỉ xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của một con người, hơn nữa những con người này lại là giáo viên. Không nhẽ ông Bộ trưởng BGDĐT không hiểu đặc thù của ngành giáo dục, nên không thấy đau, và lại càng không thấy đau cái đau của một người đứng đầu nền giáo dục Việt Nam. Cái đau trước sự tha hóa, làm mất đi tính mô phạm của ngành giáo dục mà chính các quan lại của UBND thị xã Hồng Lĩnh đang góp phần. Chưa nói đến sự lộng quyền của bọn quan lại này đã từng gây ra mâu thuẫn gia đình, có thể dẫn đến phá vỡ hạnh phúc gia đình của các cô giáo này. Chính vì vậy mới có một làn sóng dư luận phẫn nộ làm xã hội nóng lên như ông bộ trưởng đã nói.

Với những lý lẽ trên HGCCVA cực lực phản đổi việc cưỡng ép, xúc phạm các giáo viên trẻ của UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). HGCCVA hy vọng ông Bộ trưởng BGDĐT biết đau, biết nhìn nhận tính chất nghiêm trọng của sự việc này, có lời xin lỗi về trách nhiệm, về những phát ngôn thiếu cái tâm và cái tầm của mình trước công luận. Đồng thời đề nghị ông cách chức ngay trưởng phòng giáo dục thị xã Hồng Lĩnh (Lê Bá Thiềm), yêu cầu chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cách chức ngay kẻ nào ở UBND thị xã Hồng Lĩnh đã ra quyết định cưỡng ép 21 giáo viên trẻ đi làm tiếp viên để thỏa mãn nhu cầu tiếp khách của bọn quan lại này.

Nếu ít nhất ông Bộ trưởng BGDDT không làm được những điều như trên, chúng tôi tin rằng làn sóng phẫn nộ còn khó dứt, uy tín bị giảm sút thảm hại trước sự thể hiện vai trò của mình đối với sự việc này khó lòng cứu vớt. Mặt khác, sẽ không ai tin Bộ trưởng BGDĐT có khả năng làm giảm được sự tha hóa, xuống cấp thê thảm trong giáo dục. Còn việc chặn đứng sự tha hóa và nói đến chuyện cải cách giáo dục cũng chỉ là điều không tưởng.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2016
Hội Gíao chức Chu Văn An

Nguồn: FB Hội Giáo Chức Chu Văn An

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…