Chùa Liên Trì: Vị Hòa thượng trở về chứng kiến cảnh Chùa đổ nát

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vị Hòa Thượng đã qua tuổi “Thất thập cổ lai hy” đau xót chứng kiến cảnh ngôi Chùa mà mình đã sống 50 năm qua, nay thành một đống hoang tàn đổ nát. Cảnh tượng thương tâm đập vào mắt thầy Thích Không Tánh vào sáng ngày 17.09, khiến Thầy một lần nữa lên cơn đau tim và không thể nói được gì nhiều.

Sau khi tìm cách ra khỏi bệnh viện, do lực lượng an ninh trấn áp Thầy vào đó, trở về tạm trú tại Chùa Giác Hoa, thì đây là lần đầu tiên Thầy trở về lại ngôi Chùa của mình để tái xác quyết sự đê tiện mà nhà cầm quyền cộng sản vô thần đã gây ra cho Chùa vào sáng ngày 08.09.

Toàn cảnh ngôi Chùa giờ là một đống đổ nát, ngổn ngang gạch vụn. Những cây thiêng của nhà Chùa đã bị chặt phá tang hoang. Bụi tre già ghi dấu ấn bao năm, nằm hiền hòa bên những dãy phòng ngủ giờ ra tan tác.

Bằng cảm nhận linh thiêng, Thầy lần trên những đống gạnh vụn, tìm tới nơi từng là chánh điện, ngay bàn thờ Phật Thích Ca, thắp lên 3 nén nhang tỏ lòng thành kính trước Đức Phật.

Tượng Phật nay không còn, bàn thờ bị đập phá, quỳ trên đống đổ nát, Thầy thành tâm khấn vái tạ tội cho những con người vô thần đã xúc phạm Đức Phật. Những kẻ vô thần chỉ có thể phá được Chùa, đạp đổ bàn thờ Phật nhưng không thể giết được Phật trong lòng Thầy. Hai hàng nước mắt rưng rưng, Thầy khấn vái trước Đức Phật hiện hữu trong bao la Đất Trời và cầu siêu cho các vong linh đã bị những kẻ vô thần xúc phạm.

Bằng giọng xúc động nghẹn ngào Thầy nói: “nhà cầm quyền này quá ác tâm! Không còn gì hết. Tất cả chỉ còn đống đổ nát. Bằng mọi cách Thầy phải trở về đây để kính Phật. Thầy đã ở ngôi Chùa này 50 năm rồi. Giờ chẳng còn gì!”

Thẫn thờ dò từng bước đi trên đổ đống đổ nát, Thầy tìm lại với những dấu ấn kỷ niệm xưa. Vừa chỉ tay vào đổ đổ nát vừa nói: “đây là phòng khách, kia là phòng ngủ, kia là nhà bếp….” Phút chốc trong một ngày không còn lại gì. Tất cả chỉ còn là một đống đổ nát như bị dội bom.

Bầy chim bồ câu bắt được bóng dáng của vị ân sư, vội vã ríu rít gọi nhau bay về. Không còn mái Chùa để đậu, cũng không còn chuồng để trú, chúng đậu tạm trên những sợi dây điện. Bầy chim bồ câu này trước đây lên đến 100 con. Chúng được Thầy cho ăn, có nơi cư trú, sau khi Chùa bị phá chúng cũng chịu chung cảnh tan tác lạc đàn.

Thầy hướng tay vẫy gọi đàn chim bồ câu và nói: “mấy Phật tử kể lại sau khi Chùa bị phá, những con chim bồ câu này bị chúng nó bắn, giết làm thịt. Giờ chỉ còn nhiêu đây!”

Những con chim bồ câu mang biểu tượng của hòa bình đã bị bắn – giết…

JPEG - 36.4 kb
Vị Hòa Thượng thắp 3 nén nhang khấn vái Đức Phật, nơi trước đây là bàn thờ Đức Phật Thích Ca.

JPEG - 37.9 kb
Hòa Thượng cùng vị Đại Đức Thích Đồng Tấn đến ngôi Chùa của mình đã bị phá hủy sáng ngày 17.09.

JPEG - 44.3 kb
Ngôi Chùa Thầy Thích Không Tánh gắn bó 50 năm nay thành một đống đổ nát hoang tàn.

JPEG - 60.5 kb
Thầy Thích Không Tánh vẫn chưa hết bàng hoàng về những gì đã xảy ra cho Chùa chỉ trong một ngày 08.09.

JPEG - 71.7 kb
Thẫn thờ dò từng bước trên đóng gạch đổ nát, Thầy Thích Không Tánh tìm lại dấu vết xưa của Chùa.

JPEG - 39.1 kb

Pv. GNsP

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?