Vụ Yên Bái: Tấm gương phản chiếu hệ thống chính trị và xã hội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong mấy ngày qua, vụ ba cán bộ cao cấp của đảng Cộng Sản VN (CSVN) ở Yên Bái thanh toán nhau đã là đề tài nóng nhất của báo chí và dư luận xã hội. Những tình tiết trong vụ này thì bất cứ ai quan tâm theo dõi đều đã biết, kể cả những nghi vấn có người thứ tư nào đó liên can trong vụ việc.

Tuy phải chờ công bố kết quả điều tra người ta mới biết nguyên uỷ hay động cơ của vụ việc (sẽ được đảng CS lọc lựa để công bố), nhưng nếu nhìn lại những đấu đá, tranh giành nhau quyết liệt giữa những nhân vật chóp bu của đảng trong các hội nghị trung ương hai năm gần đây, đặc biệt trong đại hội đảng CS lần thứ XII cuối tháng Giêng vừa qua, thì người ta thấy vụ những lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị thanh toán hôm 18 Tháng 8 vừa qua chỉ là tấm gương phản chiếu tình trạng chờ chực bùng nổ của hệ thống chính trị trong đảng CSVN hiện nay.

JPEG - 61.3 kb
Bà Phạm Thị Thanh Trà, chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, chủ trì cuộc họp báo chiều ngày 18-8 vừa qua. Ảnh: doanhnghiepvn.vn

Một đảng tự nhận là có vai trò lãnh đạo đất nước và xã hội thì lẽ ra những lần hội nghị trung ương và đại hội đảng của họ phải công khai cho người dân biết những gì được bàn thảo, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiền đồ của đất nước. Thế nhưng, tất cả các hội nghị đó đều kín như bưng. Qua những gì đã được các phe cánh trong đảng tung lên mạng internet trong suốt một thời gian dài trước đại hội XII, dân chúng chỉ đoán được là họ chẳng bàn gì đến quốc kế dân sinh, mà chỉ chửi bới, đấu đá lẫn nhau.

Họ chửi bới nhau những gì không ai biết. Chỉ biết là sau những đấu đá kiệt liệt trong ba, bốn hội nghị trung ương gần đại hội thì tình hình đã trở nên căng thẳng đến nỗi trong mấy ngày đại hội XII, khu Ba Đình đã thực bị bao trùm trong không khí chiến tranh (theo nghĩa đen).

Hơn 5 ngàn binh lính vũ trang, 125 xe đặc chủng có nhiều chiếc được trang bị vũ khí có sức chiến đấu cao, phương án phòng chống bạo loạn, bếp ăn phục vụ đại hội có cảnh vệ túc trực 24/24 để kiểm tra độc chất, v.v…, tất cả điều đó cho thấy các phe phái trong thành phần chóp bu của đảng sẵn sàng chém giết nhau nếu có điều kiện. Đặc biệt là sẵn sàng đầu độc nhau.

Chuyện các đồng chí cộng sản thanh toán lẫn nhau ở Yên Bái hôm 18 Tháng 8 nếu so sánh với đại hội đảng XII chỉ khác nhau ở tầm vóc, còn tinh thần thì có lẽ chẳng khác gì mấy. Thử tưởng tượng, trong tinh thần căm thù nhau như vừa đề cập, điều gì sẽ xẩy ra nếu trong đại hội mỗi ông mỗi bà trong trung ương đảng đều thủ sẵn một khẩu K59 với mấy viên đạn, như ông Đỗ Cường Minh đã mang đến buổi họp Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Yên Bái?

Tin tức báo chí cho biết, ông Đỗ Cường Minh (chi cục trưởng kiểm lâm), nổ súng bắn chết ông Phạm Duy Cường (Bí Thư Tỉnh Ủy Yên Bái) và ông Ngô Ngọc Tuấn (Chủ tịch HĐND) tỉnh Yên Bái, trong tinh thần “đồng chí bắn đồng chí” một cách lạnh lùng, có tính toán, thì nào có khác gì tinh thần “các đồng chí căm thù” lẫn nhau, quyết loại nhau cho bằng được, và loại nhau một cách lạnh lùng, có tính toán như ông Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện qua cách “dân chủ đến thế là cùng” trong đại hội XII?

Ông Đỗ Cường Minh là con rể của cựu lãnh đạo tỉnh ủy, vợ là tỉnh ủy viên, chủ tịch hội Phụ Nữ, có anh vợ là trưởng ban dân vận tỉnh ủy; và theo Bà Phạm Thị Thanh Trà (Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái) thì ông Đỗ Cường Minh là người tốt, được tín nhiệm. Với lý lịch như vậy, chắc chắn tuyên giáo trung ương không thể nào đổ cho thế lực thù địch xúi dục ông ta được.

JPEG - 72.6 kb
Chi cục trưởng kiểm lâm Đỗ Cường Minh (giữa) nổ súng bắn chết Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường (trái) và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái Ngô Ngọc Tuấn (phải).

Bên cạnh tình trạng chờ chực bùng nổ trong thượng tầng chính trị đảng CSVN hiện nay được phản chiếu qua vụ Yên Bái, vụ này còn cho thấy tình trạng chờ chực bùng nổ giữa dân chúng và đảng Cộng Sản. Trong hai ngày qua, sự hả hê được biểu lộ trên gần như toàn bộ các trang mạng xã hội đã chứng tỏ điều này.

Trên trang facebook của mình, nhà báo Mạnh Kim đã viết về sự chờ chực bùng nổ giữa trong đảng với nhau và giữa đảng với dân như sau: “Xem dân như cỏ rác và dùng không từ thủ đoạn gì, kể cả những hành vi ác độc tàn khốc, để đối phó với người dân, những người trong hệ thống đảng cũng dùng không từ thủ đoạn gì để đối phó nhau. Dù vậy, ’kẻ thù nhân dân’ không nguy hiểm bằng ’kẻ thù đảng’. Nói cách khác, kẻ thù nguy hiểm nhất của đảng chính là đảng. Người dân lâu nay không còn mảy may tin đảng nhưng cũng có một thực tế rằng đảng cũng chẳng tin nhau. Nội bộ đảng từ lâu đã manh mún rồi. Chẳng ngoại lực nào có thể làm được điều đó. Chỉ có đảng với đảng. Phát đạn Yên Bái không chỉ đang làm rúng động dư luận từ Bắc xuống Nam. Nó đang làm lạnh sống lưng rất nhiều người.”

Vì đâu mà dân lại xót xa bởi cái chết của một thường dân, thậm chí xót xa với cái chết của những người Pháp không cùng máu đỏ da vàng trong mấy vụ khủng bố gần đây, mà lại dửng dưng và hả hê với cái chết của ba ông quan cộng sản? Thậm chí có người còn bảo nên phát động phong trào học tập theo gương “đồng chí Đỗ Cường Minh”, có người tiếc rẻ “sao bắn ít thế?” v.v….

Câu trả lời là tuỳ ở đảng Cộng Sản.

Mấy năm trước đây, sau chuyến đi Âu Châu về, ông Nguyễn Phú Trọng tự hãnh diện rằng: “Mình phải làm sao người ta mới mời chứ”. Giờ đây, sau vụ Yên Bái, không biết ông Trọng có tự hỏi “Đảng Cộng Sản như thế nào thì người dân mới căm thù như thế”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.