Chúng ta không vô can

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vậy là sau bao nhiêu ngày chờ đợi, cuối cùng dù đau đớn, ta cũng phải chấp nhận một sự thật là biển đã bị đầu độc.

Chúng ta tạm bằng lòng vì thủ phạm của tội ác đã được gọi tên.

Những người thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý… rồi đây phải trả lời trước công luận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nhưng còn chúng ta, chúng ta có thật sự vô can?

Chúng ta đã thờ ơ với tình hình chính trị xã hội của đất nước khi nghĩ rằng mọi việc đã có Đảng và chính phủ lo.

Chúng ta nghĩ chỉ cần chăm sóc cho cái tổ của mình là đủ, những biến động ngoài cánh cửa không ảnh hưởng đến gia đình mình.

Chúng ta chỉ cần yên ổn.

Chúng ta dửng dưng trao vận mệnh của mình và con cháu mình vào tay của những kẻ tham lam và năng lực quản lý yếu kém.

Chúng ta sợ hãi đủ thứ, sợ một từ nhạy cảm, sợ cả cái bấm like với một bài viết bày tỏ quan điểm trên các trang facebook, sợ một tiếng nói thầm, sợ thể hiện chính kiến.

Chúng ta sống câm lặng như những cái bóng hoặc phù phiếm, sặc sỡ như loài côn trùng.

Chúng ta vô cảm.

Chúng ta hèn nhát.

Cho đến một ngày chúng ta hoảng sợ nhận ra rằng, mâm cơm nhà mình đã thiếu khuyết đi món ăn từ biển, hạt muối ta ăn không biết có an toàn, món rau không thể không chấm nước mắm… mùa hè ta đến biển chỉ để đứng trên bờ ngắm nhìn những con sóng.

Tai hoạ đã gõ cửa nhà tất cả chúng ta, không trừ một ai.

Chúng ta nơm nớp lo sợ cho tương lai.

Chúng ta sống trong môi trường xã hội nhưng quên mất một điều chúng ta được mẹ thiên nhiên bao bọc và nuôi dưỡng.

Khi mẹ thiên nhiên nổi giận thì không có biệt lệ cho bất kì ai.

Sự hèn nhát, sự sợ hãi, sự dửng dửng, vô cảm đã biến chúng ta thành những kẻ đồng loã với cái ác.

Chúng ta đã phản bội thiên nhiên, phản bội quê hương và cái giá chúng ta phải trả là môi trường sống của chính mình bị đầu độc, là sức khoẻ, sinh mạng, sự tồn vong của nòi giống.

Để xảy ra thảm cảnh môi trường như ngày hôm nay, tôi, bạn, tất cả chúng ta đều không vô can.

Trần Thị Lam
1-7-2016

Nguồn: FB Trần Thị Lam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.