Cựu TNLT Thanh Công Giáo và giới trẻ Nghệ An thăm cha Tađêô Nguyễn Văn Lý

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 16.06.2016 7 Tù nhân lương tâm (TNLT) trẻ trong vụ án 17 thanh niên Công Giáo và khoảng hơn 30 nhà hoạt động xã hội đã không hẹn mà gặp với hai vị lãnh đạo tinh thần cũng đồng thời là những cựu TNLT là cha Tađêô Nguyễn Văn Lý và Phêrô Phan Văn Lợi.

Tất cả những người trẻ xứ Nghệ đến thăm vị chứng nhân Tin Mừng đều mang nơi mình bao nhiêu trăn trở và thao thức cho tiền đồ của tổ quốc, và vai trò của một Ki tô hữu trong xã hội.

Các bạn được lắng nghe những chứng từ sống và chiến đấu của cha Nguyễn Văn Lý khi ở trong tù và được truyền lại cho những trải nghiệm quý báu.

Cựu TNLT Trần Hữu Đức cho biết lý do chuyến đi “mọi người ai cũng mong được một lần gặp trực tiếp cha Lý – vị chứng nhân của công lý và sự thật để giải tỏa những thắc mắc trong lòng.

Cựu TNLT Nguyễn Văn Oai cũng bày tỏ “Chúng tôi mong được nhìn thấy những vị lãnh đạo tinh thần của mình khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt là để thắt chặt tình cha con thêm mật thiết và liên đới trong sự bao bọc của Thiên Chúa tình yêu.”

Cha Lý đã chia sẻ về cách thức ngài tranh đấu trong lao tù cộng sản và hơn nữa là hành trình nội tâm của ngài.

Nhà dân chủ Nguyễn Văn Oai chia sẻ về trải nghiệm này “Điều ấn tượng nhất đối với tôi là đã được gặp trực tiếp những chứng nhân của sự thật, rất mạnh mẽ nhưng khiêm tốn và hơn hết có một niềm tin sâu sắc vào Thiên Chúa. Tôi khâm phục khi ngài nói “khi bị bắt chúng ta đừng sợ mà hãy nói: tạ ơn Chúa, khi bị kết án một năm, mười năm,chung thân hay tử hình, chúng ta đừng sợ mà hãy nói: tạ ơn Chúa”.

Buổi gặp gỡ đã cho các bạn nhiều bài học thú vị. Cha Lý và trao đổi nhiều về vấn nạn Việt Nam và trách nhiệm công dân.

Khi được thắc mắc về sự thờ ơ chính trị không phải ở các giáo dân mà cả giáo quyền đều sợ hãy né tránh đi những câu chuyện đó.

Cha Phêrô Phan Văn Lợi đã giải đáp nhiều nỗi ưu tư và lo lắng của các bạn trẻ khi dấn thân vào môi trường xã hội.

Chia sẻ với chúng tôi cha Lợi mạnh mẽ nói “Giáo Hội khuyến khích mọi người tham gia vào chính trị và ngay cả có quyèn tham gia vào đảng phái chính trị phi cộng sản.”

Cha Phêrô Lợi và cha Lý đều khích lệ mọi người can đảm thực thi sứ mệnh của người Ki tô hữu và không sợ trước những vu khống “làm chính trị”. Cha Phêrô Phan Văn Lợi quả quyết “người tín hữu có quyền và nghĩa vụ phải tham gia mọi khía cạnh của đời sống, và cả chính trị. không thể vì sợ hai chữ chính trị mà phớt lờ những đòi hỏi của Tin Mừng. Kể cả linh mục, dù linh mục thì không tham gia chính trị nghị trường nhưng nghĩa vụ chính trị công dân thì mọi người đều phải có”

Cuộc gặp ngắn giữa các nhà hoạt động với hai cha nhất là cha Nguyễn Văn Lý đã làm cho thêm nhiều bạn trẻ thức tỉnh và một quyết tâm lớn hơn cho hành trình dân chủ hóa Việt nam.

Paul Minh Nhật

Nguồn: Thanh Niên Công Giáo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.