Cổ đông Formosa Đài Loan nói gì về biển VN bị ô nhiễm?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(18.06.2016) – Nhiều tổ chức NGO tại Đài Loan và Tổ chức “Đạo đức kinh doanh” của Đức chất vấn cổ đông Formosa gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển Việt Nam vào tháng 4.2016 vừa qua.

Cổ đông Formosa cho biết, công ty Formosa đã hợp tác với nhà chức trách VN để tìm ra nguyên nhân cá biển chết dầy đặc ở các tỉnh Miền Trung và họ sẽ công bố kết quả vào cuối tháng 6.2016 sắp tới đây.

Đại diện cổ đông Formosa cũng cho hay, nguyên nhân công ty Formosa Hà Tĩnh ngưng khánh thành theo dự kiến vào ngày 25.06 là do một số công trình của công ty này chưa hoàn tất khi họ gặp sự cố “bài Người Hoa của Người Việt” xảy ra cách đây mấy năm.

Tuy nhiên, người đại diện cổ đông này cũng không đề cập đến chuyện công ty Formosa Hà Tĩnh “trốn thuế và đang bị điều tra” như báo chí trong nước loan tải.

Tổ chức “Đạo đức kinh doanh” của Đức đã từng “trao giải” cho công ty Formosa phần thưởng “trái đất màu đen”, chỉ trích công ty này đã làm cho trái đất càng ngày bị ô nhiễm môi trường trầm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác.

Khoảng hơn 50 người trong đó có khoảng 30 người Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan, tham dự cuộc họp báo Cổ đông Formosa tại khách sạn Vương Triều, Đài Loan do các tổ chức NGO Đài Loan tổ chức vào ngày 17.06.2016.

Nhiều đài phát thành truyền hình địa Phương đến tham dự cuộc họp báo này.

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Văn phòng Trợ giúp Pháp lý cho Công nhân và Cô dâu Việt ở Đài Loan, tham dự cuộc họp báo này cho biết mục đích của buổi họp báo:

“Cuộc họp báo tổ chức với mục tiêu cho cổ đông Formosa biết rằng, họ đã sử dụng túi tiền của họ để làm lợi cho họ, nhưng lại gây ra một môi trường sống nguy hiểm cho những người dân tại nước sở tại, cụ thể là ngư dân và người dân VN.”

Lm Phêrô Hùng tường thuật lại buổi họp báo: “Trong cuộc báo, có phát biểu của hai người VN đến từ giáo xứ Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Họ kể lại sự kiện liên quan đến công ty Formosa Hà Tĩnh xây dựng công ty đã ép buộc người dân phải di dời khỏi nơi an cư lạc nghiệp, còn khoảng 180 căn hộ thuộc giáo xứ Đông Yên vẫn chưa di dời vì họ không được bồi thường một cách thỏa đáng và con cái của họ không được đi học trong khoảng thời gian 2 năm. Và, đề cập đến vấn đề công ty Formosa làm ô nhiễm môi trường biển.”

“Ban tổ chức có trình bày về lá thư của “Tổ chức Đạo đức trong kinh doanh” của Đức cho người đại diện cổ đông Formosa. Chính tổ chức này đã từng “trao giải” cho công ty Formosa phần thưởng “trái đất màu đen”, nghĩa là chính công ty này đã làm cho trái đất ngày càng trở nên ô nhiễm môi trường trầm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác.” Lm Phêrô nói.

Lm Phêrô cho hay: “Nhiều người đặt vấn đề với các cổ đông công ty Formosa và yêu cầu họ điều tra nguyên nhân cá biển chết. Họ nói rằng, công ty và chính phủ VN đã thành lập nhóm điều tra để điều tra về vụ việc này và cuối tháng 6 họ sẽ công bố nguyên nhân cá biển chết. Nhiều người yêu cầu cổ đông phải công khai kết quả bằng tiếng Hoa để người dân Đài Loan biết sự kiện và biết kết quả điều tra này.”

“Tôi có đặt vấn đề lý do vì sao công ty Formosa Hà Tĩnh ngưng khánh thành ở Hà Tĩnh, Việt Nam thì các cổ đông Formosa nói rằng, lý do ngưng là do một sự cố xảy ra ở VN liên quan đến bài người Hoa cách đây khoảng 4 năm về trước, nên ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng công trình của công ty Formosa vì thế họ đã tạm hoãn khánh thành công ty Formosa. Tuy nhiên, tôi nghe báo chí cho biết một lý do khác là họ [công ty Formosa] trốn thuế và đang bị điều tra. Hai lý do này hoàn toàn khác nhau.” Lm Phêrô nhấn mạnh.

Lm Phêrô cho biết thêm: “Theo dự kiến, một đài truyền hình Đài Loan sẽ trình chiếu những phóng sự liên quan đến biển VN bị ô nhiễm. Đài truyền hình này Đài Loan này đã về VN sau biến cố cá biển chết hàng loạt sau một tuần. Họ có nhiều hình ảnh rất thật và họ sẽ trình chiếu để cho công luận thấy rõ sự kiện này. Hy vọng sẽ tạo ra một tác động lớn đánh động công luận để cho người Đài Loan thấy họ đi đầu tư ở nước khác, trong khi đó nhà cầm quyền VN đã không làm tốt vai trò kiểm soát đã gây ra ảnh hưởng lớn của ngày hôm nay, khiến người dân sống trong sự lo âu, sợ hãi và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ.”

“Đứng về phương diện truyền thông thì đây là một cuộc họp báo thành công, vì có nhiều báo chí đến tham dự, họ thông cảm và thấy những hậu quả liên quan đến ô nhiễm môi trường biển. Đây là sự kiện lần đầu tiên xảy ra [của người dân VN] và được chính phủ Đài Loan quan tâm.” Lm Phêrô nhận xét.

Nhiều cổ đông Formosa ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh người VN đang làm việc tại Đài Loan giơ những biểu ngữ cá biển chết hàng loạt dọc các tỉnh Miền Trung, bàn thờ anh Lê Văn Ngày – một thợ lặn đã tử vong sau khi phát hiện ống xả thải của công ty Formosa Hà Tĩnh dưới lòng biển – cũng như những hình ảnh những ngôi nhà bị đập phá tan tành thuộc giáo xứ Đông Yên. Mọi người đều hô to khẩu hiệu như: chúng tôi cần nước sạch, chúng tôi cần cá sống, chúng tôi cần an cư lạc nghiệp, trả lại môi trường sống cho chúng tôi…

Nhà cầm quyền VN đã khước từ sự hỗ trợ của chính phủ Đài Loan để tìm ra nguyên nhân cá biển chết tại các tỉnh Miền Trung. Sự khước từ này cũng lập lại khi ông Đại sứ Hoa Kỳ đề nghị.

Liệu công ty Formosa có rút khỏi VN sau cáo buộc gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển trầm trọng tại Việt Nam?

Huyền Trang, GNsP

Ảnh: Đức Huy

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”