Ủng hộ đồng bào biểu tình – phản đối nhà cầm quyền đàn áp các công dân yêu nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản lên tiếng ủng hộ các đồng bào biểu tình vì môi trường và

phản đối nhà cầm quyền đàn áp các công dân yêu nước

18-05-2016

Nhận định rằng:

1- Thảm họa môi trường biển dọc theo miền Trung đất nước từ đầu tháng 4-2016 đến nay đã làm điêu đứng cuộc sống của hàng triệu đồng bào làm những nghề liên quan tới thủy hải sản và du lịch biển, gây lo âu cho toàn thể nhân dân Việt Nam trước nạn nhiễm độc biển, nhiễm độc cá rồi nhiễm độc người mà di chứng sẽ kéo dài nhiều thập niên và nhiều thế hệ, cũng như trước nạn mất dần lãnh hải rồi mất dần lãnh thổ.

2- Trong tư cách quản trị đất nước, nhà cầm quyền Cộng sản có bổn phận nhanh chóng tìm ra nguyên nhân thảm họa, giải quyết hậu quả để trấn an lòng dân và ổn định xã hội. Thế nhưng, các giải pháp mà giới lãnh đạo chính trị đã áp dụng như phát gạo cứu đói, mua lại hải sản ngư dân đánh bắt, tuyên bố giãn nợ giảm lãi, cho các nạn nhân vay thêm tiền, dắt díu nhau cùng tắm biển, ăn hải sản, liên tục công bố “kết quả quan trắc”… nhằm chứng minh nước biển đã sạch, đồ biển đã an toàn, tất cả đều vô tác dụng, vì nhân dân không thấy rõ ý chí chính trị muốn truy tìm thủ phạm đích thật và quyết tâm vận dụng toàn lực đất nước để giải quyết thảm họa. Cho tới nay, vấn đề cốt lõi là những độc chất nào đã làm cá chết và chúng từ đâu ra vẫn còn treo lơ lửng! Điều này khiến cho dư luận càng thêm nghi ngờ rằng những kẻ ăn hối lộ từ Formosa của Tàu cộng đang há miệng mắc quai và đang sợ chết chùm cả đám!

3- Đó là lý do đã khiến nhân dân xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố lớn kể từ các chúa nhật tháng 5 này và còn có thể kéo dài thêm nữa, để đòi hỏi một môi trường trong sạch và một chính quyền minh bạch, để yêu cầu sự thật được phơi bày và công lý được thực thi… Đây là quyền chính đáng của công dân và của con người. Tất cả đã được thực hiện trong tấm lòng yêu nước, tinh thần ôn hòa và hành xử bất bạo động, không hề gây mất trật tự cũng chẳng làm bẩn phố phường.

4- Thế nhưng, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam –có lẽ duy nhất trên thế giới– thay vì lắng nghe, đối thoại, đàm phán với những chủ nhân thật sự của đất nước, khiêm tốn phục thiện và chân thành nhận lỗi, lại cương quyết đối đầu và đàn áp người dân một cách thất nhân tâm và vô pháp luật. Để có thể ngăn chặn mà không mang tiếng, họ đã vận dụng toàn bộ lực lượng công an sắc phục và thường phục, thanh niên xung phong, bảo vệ doanh nghiệp, dân quân dân phòng ngõ hầu cấm cản, tấn công, bắt cóc, cầm giữ người biểu tình, đánh đổ máu cả sinh viên học sinh, trẻ thơ phụ nữ. Song song đó, trên các phương tiện truyền thông “lề đảng”, nhà cầm quyền còn vu cáo trắng trơn những công dân yêu nước xuống đường, phỉ báng vô liêm sỉ các lãnh đạo tinh thần và trí thức nhân sĩ đã lên tiếng về vụ việc, dựng ra “con ngóao ộp thế lực thù địch”, làm như mình độc quyền nắm hết sự thật và cầm chắc lẽ phải.

Trước những sự việc như thế, trong tư cách lãnh đạo tinh thần, mang trách nhiệm đem đạo cứu đời và với bổn phận hiệp thông đồng hành cùng nhân dân, Hội đồng Liên tôn Việt Nam quốc nội tuyên bố:

1- Hết lòng hoan nghênh và ủng hộ Đồng bào Việt Nam khắp nơi, nhất là trong nước, đã ngày càng thoát khỏi sự dửng dưng và sợ hãi để xuống đường biểu tình, bày tỏ quyền lực nhân dân, nói lên nguyện vọng của chủ nhân đất nước, đòi hỏi nhà cầm quyền nô bộc phải hoàn thành trách nhiệm của họ. Ước mong các cuộc xuống đường sẽ kéo dài đến khi sự việc được giải quyết tốt đẹp.

2- Chân thành cảm thông với những đồng bào đã bị hành hung, cướp bóc, đánh đập, thậm chí bị hăm dọa đuổi học, đuổi việc, sách nhiễu cuộc sống vì đã dám lên tiếng cho quyền nhân dân được có môi trường sinh thái trong lành và môi trường chính trị minh bạch. Ước mong mọi người chia sẻ và ủi an nỗi khổ của họ.

3- Cực lực phản đối nhà cầm quyền Việt Nam đã hành xử tựa tên cường bạo, kẻ mất trí khi coi nhân dân như thù địch phản động và mờ ám dùng các lực lượng tay sai mù quáng và tàn ác để chống lại đồng bào, những con người đã phải nai lưng đóng thuế để nuôi cả bộ máy cai trị độc đoán và sẽ phải gồng mình gánh chịu những hậu quả do một tập đoàn lãnh đạo bất nhân, bất tài và bất lực gây ra.

Làm tại Việt Nam ngày 18 tháng 05 năm 2016

Các chức sắc trong Hội đồng Liên tôn VN đồng ký tên.

Cao Đài:
– Chánh trị sự Hứa Phi (điện thoại: 0163.3273.240)
– Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (điện thoại: 0988.971.117)
– Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (điện thoại: 0988.477.719)

Công Giáo:
– Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi (điện thoại: 0984.236.371)
– Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại (điện thoại: 0935.569.205)
– Linh mục An-tôn Lê Ngọc Thanh (điện thoại: 0993.598.820)
– Linh mục Phao-lô Lê Xuân Lộc (điện thoại: 0122.596.9335)
– Linh mục Giu-se Nguyễn Công Bình (điện thoại: 01692498463)

Phật Giáo:
– Hòa thượng Thích Không Tánh (điện thoại: 0165.6789.881)
– Thượng tọa Thích Viên Hỷ (điện thoại: 0937.777.312)
– Thượng tọa Thích Đồng Minh (điện thoại: 0933.738.591)

Phật Giáo Hoà Hảo:
– Ông Nguyễn Văn Điền (điện thoại: 0122.870.7160)
– Ông Lê Quang Hiển (điện thoại: 0167.292.1234)
– Ông Lê Văn Sóc (điện thoại: 096.4199.039)
– Ông Phan Tấn Hòa (điện thoại: 0162.6301.082)
– Ông Tống Văn Chính (điện thoại: 0163.574.5430)
– Ông Bùi Văn Luốc (điện thoại: 0169.612.9094)
– Ông Hà Văn Duy Hồ (điện thoại 012.33.77.29.29).
– Ông Trần Văn Quang (điện thoại 0169.303.22.77)

Tin Lành:
– Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (điện thoại: 0121.9460.045)
– Mục sư Đinh Uỷ (điện thoại: 0163.5847.464)
– Mục sư Đinh Thanh Trường (điện thoại: 0120.2352.348)
– Mục sư Nguyễn Trung Tôn (điện thoại: 0162.838.7716)
– Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (điện thoại: 0906.342.908)
– Mục sư Lê Quang Du (điện thoại: 0121.2002.001)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.