Giữa những cuộc biểu tình, người Việt trông đợi cuộc viếng thăm của Tổng Thống Obama

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Người Việt Nam hy vọng Tổng Thống Obama sẽ lên tiếng ủng hộ những đòi hỏi về biện pháp giải quyết thảm họa môi sinh của họ.

Ngày 18-5-2016

Cả người dân lẫn chính quyền Việt Nam đang trông chờ chào đón Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama trong vài ngày nữa. Nhưng với hai động lực khác nhau.

Nhà nước Việt Nam sẽ trải thảm đỏ để đón người lãnh đạo đứng đầu nước cựu thù, nhưng nay họ rất cần để cứu vãn nền kinh tế suy sụp và ngăn chặn những đe dọa an ninh từ tay láng giềng Trung Quốc. Trong khi đó, người dân Việt Nam lại hy vọng rằng vị lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ hết lòng ủng hộ những quan tâm của họ về các quyền tự do căn bản và trách nhiệm của nhà nước (Cộng sản Việt Nam – CSVN).

Sẽ có quốc yến để thết đãi ông thượng khách, nhưng xin hãy coi chừng, thưa ngài: “đừng ăn cá.” Việt Nam nổi tiếng có nhiều món cá và hải sản tươi, ngon, nhưng bây giờ các hải sản này đang bị đầu độc bởi những nhà máy công nghiệp tạo ô nhiễm khắp nước.

JPEG - 110.5 kb
Cá chết hàng loạt tại Vũng Áng được phát giác ngày 6-4-2016. Ảnh: Internet

Tình trạng cá chết được phát giác vào ngày 6 tháng 4 tại Vũng Áng. Tổng cộng có 4 tỉnh chạy dài trên 200 km (125 dặm) bờ biển miền Trung bị ảnh hưởng suốt tháng 4 kéo dài tới tháng 5. Hàng triệu cá và hải sản nằm phơi mình trên bờ và dưới đáy biển. Các khoa học gia đã quy kết việc cá chết là do những chất hóa học độc hại. Đã hơn một tháng trời mà giới chức trách nhiệm vẫn chưa tuyên bố nguyên nhân cá chết. Tự đi đến kết luận, người dân Việt Nam đã không còn dám ăn cá hoặc hải sản, kể cả những món chế biến đặc sản của dân tộc như nước mắm.

Nhà máy thép địa phương của công ty Đài Loan Formosa Plastics đã bị người dân nghi ngờ là thủ phạm gây ô nhiễm vì ở ngay cạnh khu vực cá bị chết. Mới đây, ngư dân địa phương đã khám phá ra nhà máy này đã thải vào biển nước xả thải mầu vàng.

Công ty Formosa đã bị thế giới chê cười vì tội ô nhiễm, và từng nhận được giải “Hành Tinh Đen” năm 2009 từ tổ chức bảo vệ môi trường Ethecon Foundation. Giới chức Việt Nam chưa chỉ ra Formosa là thủ phạm vụ cá chết hàng loạt, nhưng một cuộc điều tra của nhà nước cho biết công ty này đã nhập vào Việt Nam 384 tấn hóa học cực độc trong vòng một năm qua. Thêm vào đó, phản ứng ngay từ đầu về vụ cá chết từ phát ngôn nhân Chu Xuân Phàm của Formosa đã ám chỉ tội lỗi của công ty này. Ông ta giải thích trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình VTV14 của nhà nước: “Tôi không thể cam đoan là những hoạt động của nhà máy thép không ảnh hưởng đến đời sống của hải sản. …, được cái nọ thì phải mất cái kia. Mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn, tôi muốn bắt cá bắt tôm hay xây một ngành thép hiện đại… Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”

JPEG - 43.9 kb
Lãnh đạo Tp. Đà Nẵng tắm biển để khẳng định Biển Đà Nẵng tắm an toàn.

Các tổ chức môi trường tại địa phương đã thử nghiệm nước biển trong vùng và tìm thấy các chất kim loại nặng như chromium và các chất hóa học như cyanide và ammonia ở mức độ cao. Các khoa học gia giải thích rằng những kim loại nặng và hóa chất này có thể ngấm vào da và, với thời gian, có thể tác hại cơ thể. Thay vì cẩn trọng, một số quan chức nhà nước lại muốn chứng tỏ mọi sự bình thường. Ngày 30 tháng 4, giới chức tỉnh Hà Tĩnh và Đà Nẵng đã tắm biển và ăn hải sản trong những tiệm ăn gần bãi biển để chứng tỏ rằng không còn chất độc trong nước. Nhưng cá tiếp tục chết, và vẫn chưa có một nỗ lực tẩy rửa có hệ thống các hóa chất độc hại.

Ngược lại với giới chức nhà nước, người dân Việt Nam đang yêu cầu được gặp Tổng Thống Obama để bàn thảo một cách thẳng thắn những cuộc tranh đấu của Việt Nam. Đối với người dân, không cần phải có những buổi lễ phô trương rầm rộ để đánh lạc hướng về thực tế trong đời sống. Người dân Việt Nam trông chờ cơ hội bày tỏ những quan tâm của họ về vấn đề thiếu tự do và dân chủ, cũng như những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Tình cờ, Tổng Thống Obama sẽ tới Việt Nam vào đúng dịp bầu cử Quốc Hội. Kết quả của cuộc “bầu cử” này phần lớn đã được định trước từ Đại Hội Đảng (CSVN) hồi đầu năm nay. Mặc dù đã có một phong trào khởi động từ tháng Hai, khi các nhà hoạt động và lãnh đạo các nhóm xã hội dân sự cố tham gia bầu cử như là những ứng viên độc lập, tất cả đã bị loại ra khỏi danh sách ứng viên cuối cùng. Trước khi bị loại, nhiều ứng viên độc lập này đã bị liên tục hành hung và báng nhạo tại những buổi gặp gỡ cử tri do nhà nước tổ chức. Có người đã bị ném mắm tôm vào người như là một hình thức đe dọa, khiến tiến trình bầu cử quốc hội này được mệnh danh là “dân chủ mắm tôm.”

JPEG - 87.4 kb
Công an đàn áp người biểu tình hôm 8-5-2016. Ảnh: Internet

Thảm họa môi sinh dọc bờ biển Trung phần Việt Nam là biến cố mới nhất trắc nghiệm tính chính đáng của nhà nước (CSVN). Giới chức chính phủ đã phản ứng chậm chạp ngay cả khi người dân bị bệnh và một người đã chết. Tuy nhiên họ lại tỏ thái độ rất quyết liệt đối với người dân xuống đường biểu tình. Sự đàn áp dã man những người biểu tình ôn hòa kêu gọi biển sạch và chính phủ sạch đã khiến nhiều người phẫn nộ và chất vấn mục tiêu của đương quyền. Đảng Cộng Sản Việt Nam đang lãnh đạo một chính quyền vì dân, hay vì quyền lợi ngắn hạn của chính mình?

Người dân Việt Nam hy vọng Tổng Thống Obama sẽ cùng đứng với họ để đặt câu hỏi này, ngay cả khi Hoa Kỳ và Việt Nam đang gia tăng mối quan hệ đối tác toàn diện.

Duyên Bùi là một ứng viên tiến sĩ ngành chính trị học tại đại học University of Hawaii, Manoa, và là một nhà hoạt động cộng đồng tại Hoa Kỳ

Nguồn: The Diplomat

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.