Nam Úc: Đêm Thắp Nến Cho Vũng Áng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

ADELAIDE, Nam Úc – Nhằm chia sẻ tinh thần tương thân tương ái với đồng bào trong nước trước thảm hoạ biển bị đầu độc khiến cá chết hàng loạt, vào tối Thứ Bảy ngày 14 Tháng Năm, 2016 Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Nam Úc đã tổ chức Đêm Thắp Nến Cho Vũng Áng với sự tham dự của trên 200 đồng hương.

Tại Hội Trường Tự Do, ông Lê Quang Tín, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc, đã bắt đầu chương trình với bài phát biểu nêu lên ý nghĩa đặc biệt của buổi sinh hoạt, cũng như chia sẻ về hương nỗ lực đấu tranh cho quốc nội của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Nam Úc, sát cánh cùng Người Việt khắp nơi trên nước Úc và thế giới.

JPEG - 121.6 kb
Ông Lê Quang Tín, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc, khai mạc chương trình Đêm Thắp Nến Cho Vũng Áng.

Tiếp đến là phần thuyết trình chi tiết với đầy đủ hình ảnh và dữ kiện về thảm hoạ cá chết, chim chết… đang ngày càng trầm trọng của anh Hoàng Thắng và chị Kim Loan. Qua phần minh họa này, Ban tổ chức đã giúp cho đồng hương hiểu rõ thêm vấn đề để nhận ra được nhu cầu cấp bách là cần lên tiếng và đồng hành với quốc nội trong phong trào “Cá cần biển sạch – Dân cần minh bạch”.

Chương trình Thắp Nến được bắt đầu với những ngọn nến được thắp sáng bởi các em thiếu nhi. Sau đó, đồng hương lần lượt tiến lên phía trước, cùng đặt những ngọn nến lung linh của mình xếp thành hình bản đồ Việt Nam.

Xen kẽ chương trình là những bài hát dạt dào tình quê hương đất nước như Triệu Con Tim, Một Ngày Việt Nam… do ban hợp ca Cộng Đồng trình diễn thật hay. Đặc biệt nhất là phần trình diễn truyền cảm của chính ông Chủ tịch Cộng đồng, Lê Quang Tín với một sáng tác mới mang tên “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh?” phổ nhạc theo bài thơ nổi tiếng của cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh.

Phần chia sẻ ý kiến của tham dự viên cũng rất sôi nổi với những đóng góp tích cực, thể hiện sự quan tâm và tấm lòng của người Việt ở Úc đối với đồng bào quốc nội.

Mọi người đã hướng ứng lời kêu gọi của Ban tổ chức ký thỉnh nguyện gửi đến Human Rights Watch Asia yêu cầu nhà cầm quyền CSVN điều tra về vụ việc cá chết hàng loạt tại Vũng Áng và dọc bờ biển miền Trung.

JPEG - 147.1 kb
Nhiều máy vi tính được Ban tổ chức xếp đặt tại hội trường để mọi người có thể ký Thỉnh nguyện thư ngay tại chỗ.

Kết thúc một sinh hoạt đầy ý nghĩa, mọi người ra về mang theo trong lòng ngọn lửa đấu tranh bừng cháy to hơn cho quê hương và dân tộc.

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.