Giáo dân tập trung phản đối phá trường học thuộc Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

22-10-2015

Ngôi trường thuộc Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cho chính quyền mượn để làm công tác giáo dục, nhưng nay không dùng nữa lại không được trả cho chủ nhân trước đây. Ngược lại trong ngày 22 tháng 10, cơ quan chức năng dùng bạt vây trường lại và đập phá bên trong. Các nữ tu cùng nhiều giáo dân và cha xứ đang bệnh ngồi xe lăn phải tập trung bên ngoài cơ sở để phản đối việc đập phá như thế với lý do chưa có thỏa thuận giữa đôi bên.

Hết dùng giáo dục – không bồi thường và phá

Cơ sở bị đập phá được cho biết là ngôi trường trước năm 1975 có tên Trường Thánh Ana, thuộc Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Đây là cơ sở giáo dục thứ hai của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm bị cơ quan chức năng lấy và rồi phá hủy từ sau năm 1975 cho đến nay.

JPEG - 58.9 kb
Các nữ tu cùng nhiều giáo dân và cha xứ đang bệnh ngồi xe lăn phải tập trung để phản đối việc cơ quan chức năng đập phá trường học thuộc Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hôm 22/10/2015. Citizen photo

Sau năm 1975, tất cả mọi cơ sở giáo dục của các tôn giáo bị chính quyền trưng thu phục vụ giáo dục nhà nước vì các tôn giáo không còn được phép tham gia công tác giáo dục nữa.

Tuy vậy theo nữ tu tổng thư ký của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, đến năm 2011 cơ sở bị lấy để làm trường Tiểu học Thủ Thiêm không còn được làm trường dạy học. Nhà Dòng từ đó có đơn yêu cầu trả lại; tuy nhiên cơ quan chức năng quản lý vẫn không trả.

Nữ tu tổng thư ký Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vào sáng ngày 22 tháng 10 cho biết cuộc họp với Ủy ban Nhân dân Quận 2 về cơ sở trường học này như sau:

“Vào ngày 14 Nhà Dòng có đơn báo cho họ đó là cơ sở của Nhà Dòng đừng đập phá. Hôm qua họ mời mình đi họp. Trong cuộc hiệp thương vẫn nói chuyện, vẫn chưa có quyết định gì của Nhà nước bồi thường cho Nhà Dòng hết. Chúng tôi yêu cầu không được đụng vô (cơ sở), trong cuộc họp có nói và biên bản có ghi rõ.”

Tuy nhiên vào sáng ngày 22 tháng 10, các nữ tu nhận thấy cơ sở giáo dục của họ trước đây đang bị vây kín lại để không thể thấy được diễn biến bên trong. Ngay từ sáng các nữ tu đã vào và gặp vị chủ tịch quận 2 và được người này nói là vào để làm cột đèn; thế nhưng sau đó thì thấy có xe cẩu đến và rồi là tiếng đập phá cơ sở.

“Lúc còn mở cổng, Nhà Dòng đi vào gặp bà chủ tịch thì bà nói làm cột đèn thôi. Họ dàn dựng như vậy để đưa xe cần cẩu vào và đóng cửa lại.”

Giáo dân bức xúc

Linh mục Ngô Gia Thế, phó xứ Thủ Thiêm, cho biết sau khi nghe tin cơ sở của Dòng Mến Thánh Giá bị cơ quan chức năng đến đập phá, nhiều giáo dân của giáo xứ đã đến để cùng Nhà Dòng yêu cầu dừng lại việc làm đó khi mà chưa có bồi thường thỏa đáng cho Nhà Dòng theo như qui định. Thế nhưng công an chặn hai đầu đường vào khu vực Thủ Thiêm nơi có Nhà thờ và Dòng Mến Thánh Giá.

JPEG - 58 kb
Ngôi trường thuộc Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cho chính quyền mượn để làm công tác giáo dục, nhưng nay không dùng nữa lại không được trả cho chủ nhân trước đây. Ngược lại trong ngày 22 tháng 10, cơ quan chức năng dùng bạt vây trường lại và đập phá bên trong. Citizen photo.

Linh mục Ngô Gia Thế cho biết:

“Hiện giờ giáo dân có về. Phía chính quyền họ chắn bên ngoài không cho thấy làm gì bên trong cả. Giáo dân ai về từ sáng thì vào được còn ai muốn đi vào lúc này thì không được nữa vì công an chắn hai đầu đường, phong tỏa không ai được vào, ra thì được mà vào thì không được.

Trường học của Nhà Dòng thì trước đây có cho bên giáo dục mượn để dạy học. Sau khi giải tỏa thì phường mượn cơ sở này để làm cơ sở của phường và bây giờ họ đã chuyển đi rồi. Đã có thống nhất hỗ trợ tiền cho trường này nhưng đến bây giờ vẫn chưa có hỗ trợ gì cả mà phá đi. Thế thì bây giờ các bà ra để đòi giải quyết cho thỏa đáng, sau đó phá cũng không sao. Hiện tại phường chỉ nói được lệnh phá để giải tỏa thôi.”

Một giáo dân có mặt trước cơ sở của Nhà Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm bị đập phá vào sáng ngày 22 tháng 10 cũng cho biết:

“Sáng nay nghe tin người ta đập nên giáo dân lên để bảo vệ cơ sở của Nhà Dòng; tại vì cơ sở đó là của Nhà Dòng (họ) mượn mấy chục năm nay tính không trả, đập lấy luôn. Cho nên giáo dân phải ra bảo vệ thôi, các cha cũng ra bảo vệ; bây giờ cha sở phải ngồi xe lăn cũng phải ra trước cổng đó luôn. Mấy soeurs và nhiều người cũng ra đứng trước cổng. Bây giờ chỉ làm được như vậy thôi, mình nói cũng chẳng ai nghe mà kiếm người để nói cũng chẳng ai nghe mình hết.

Bây giờ phải ở lại mà giữ thôi, giữ chỗ này thôi. Bây giờ họ chặn hai đường không cho ai vào hết, nhiều giáo dân bỏ xe đi bộ vô luôn.”

Theo người giáo dân này thì Nhà Thờ Thủ Thiêm cũng như Nhà Dòng Thủ Thiêm là những cơ sở tâm linh mà người này cũng như nhiều đồng đạo khác, sau những ngày làm việc kiếm sống đến để bồi dưỡng về mặt tinh thần. Bản thân người giáo dân này nói về hoạt động giáo dục xã hội của các nữ tu Mến Thánh giá Thủ Thiêm cũng như việc cơ sở của họ bị rơi vào tầm ngắm thu hồi của cơ quan chức năng:

“Giáo dục rất nhiều, rất tốt. Mấy soeurs vẫn nuôi học sinh, vẫn dạy giáo lý, vẫn làm những điều tốt không chứ đâu có làm gì trái luật pháp đâu. Mọi người dân đều đồng lòng với những vấn đề đó hết. Các soeurs, các dì, cũng như giáo dân cuộc sống rất bình thường, người ta chỉ bảo vệ nơi thờ tự thôi. Mọi việc bình thường, nhưng họ không thích vì chỗ ‘view’ này đẹp quá, cái ‘view’ mé mép sông đẹp quá nên họ muốn lấy làm cái gì đó.

(Dòng này) đã một trăm bảy mươi mấy năm rồi, đã vào di tích văn hóa rồi. Đã là di tích văn hóa của thành phố, tại sao phải đập?

(Họ) nói vô di tích mà đập vẫn đập, nói một đường – làm một nẻo vậy thôi! Tôi thấy bất công quá, giờ mình là dân nói không ai nghe. Nên giờ tự mình bảo vệ mình thôi, tự mình bảo vệ chỗ của mình, chỗ ‘linh hồn’ của mình, chỗ mà khi mình có việc gì đó mình lại; cho nên phải bảo vệ chân lý, lý tưởng của mình ở đây!”

Nữ tu tổng thư ký Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cho biết tình hình rất căng thẳng đối với các chị trong nhà dòng khi mà đơn thư của họ không được phúc đáp, rồi những cuộc gặp có biên bản hẳn hoi thế nhưng cơ quan chức năng không tuân thủ khi chưa bồi thường thỏa đáng cho Nhà Dòng về những cơ sở bị lấy. Thế rồi các nữ tu cho rằng bản thân họ bị chính vị chủ tịch lừa vào sáng ngày 22 tháng 10 khi nói rằng cơ quan chức năng chỉ làm cột đèn trong cơ sở đang bị lấy; thế nhưng cuối cùng là phá bỏ.

Chúng tôi gọi điện thoại đến Khu Hành Chính- Tiếp Công Dân của quận 2 như giới thiệu trên trang chủ của quận này thì được một người trả lời:

“Vì ở đây là văn phòng đăng ký thuộc chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Quận 2 nên không giải quyết được những vấn đề mà nảy giờ mình nói; vì vậy (anh) hãy gọi vào số của tổng đài ủy ban.”

Theo hướng dẫn của người này về số điện thoại của Ủy ban Nhân dân Quận 2, chúng tôi gọi điện đến nhiều lần trong ngày 22 tháng 10 nhưng không ai bắt máy.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.