Con số GDP của Trung Quốc khá hơn dự phóng khiến giới kinh tế gia ngờ vực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mark Magnier
19/10/2015

Khi Trung Quốc vừa phổ biến con số GDP khả quan hơn con số dự phóng thì có ngay một làn sóng nghi ngờ từ giới kinh tế gia về mức độ chính xác của mức tăng trưởng 6.9% của quý thứ ba.

Sự ngờ vực của các kinh tế gia đến từ việc con số phổ biến và các dữ liệu cơ bản không ăn khớp nhau. Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm trong quý thứ ba, sản lượng công nghiệp thấp hơn dự phóng. Các xí nghiệp bị giảm giá hàng suốt 43 tháng liền, mặc dầu nhà nước bơm tiền vào hạ tầng cơ sở, đầu tư cũng giảm trong tháng Chín.

Tuy ngành bán lẻ và dịch vụ vẫn đứng vững, và các số liệu về vốn cho vay trong tháng Chín có gia tăng, các yếu tố này không đủ để bù đắp vào khối số liệu trừ. Các kinh tế gia nhận xét là khi nhìn vào các con số này người ta không hình dung được tại sao tăng trưởng GDP vững như thế.

Các con số kinh tế yếu kém trước khi phổ biến chỉ số GDP vào ngày thứ Hai khiến mọi người tin rằng Trung Quốc bị thúc bách phải đạt cho được mức tăng trưởng 7% cho năm 2015, vốn dĩ đã là con số thấp nhất trong vòng một phần tư thế kỷ.

Các kinh tế gia cho rằng kinh tế Trung Quốc không nằm ở mức bị đe dọa sụp đổ, nhưng nhiều người tin rằng mức tăng trưởng thật sự vào khoảng một hay hai phần trăm dưới con số chính thức. Số thống kê tăng trưởng chính thức của Trung Quốc trước giờ vẫn hay bị hoài nghi. Mặc dầu phương thức tính toán có cải thiện vượt bực so với thời Đại Nhảy Vọt 1958-61, khi mà cán bộ được khuyến khích phóng đại số thống kê sản lượng để làm vui lòng Mao Chủ tịch, người ta cho rằng vẫn còn tinh thần ráng đạt con số chỉ tiêu đề ra, ngay cả khi tình hình nền tảng có thay đổi đi nữa.

Vào năm 2010, một điện tín ngoại giao bị lộ của Hoa Kỳ có trích dẫn lời của Lý Khắc Cường, hiện là Thủ Tướng Trung Quốc nhưng lúc đó là Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh ở mé đông bắc Trung Quốc, gọi các con số tăng trưởng của Trung Quốc là “nhân tạo” và đề nghị một cách khác tốt hơn để đo lường tăng trưởng là đếm số lượng hàng hóa vận chuyển của xe lửa, mức tiêu thụ điện và tiền ngân hàng cho vay. Lời bình của ông khơi mào cho cả một kỹ nghệ đo lường mức tăng trưởng theo kiểu khác, mà đa số kết luận là mức tăng trưởng thật sự ở khoảng giữa 4% và 5%.

Ngoài ra có nhiều chỉ dấu của các công ty Trung Quốc gặp khốn đốn. Sinosteel hồi tuần qua xém thành xí nghiệp quốc doanh đầu tiên vỡ nợ trong trị trường trái phiếu công, nếu không nhờ nhà nước bơm tiền vào để giúp trả nợ 2 tỉ nguyên ($315 triệu đô). Sự can thiệp của nhà nước dẫn đến thắc mắc về cái gọi là cam kết của Trung Quốc để cho thị trường đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế.

Công ty nghiên cứu Capital Economics ước lượng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vào khoảng 4,5%, cho biết là trước năm 2012 ít khi có rủi ro không đạt chỉ tiêu vì lúc đó tỷ lệ tăng trưởng cao. Còn bây giờ tăng trưởng chậm lại gây ra nhiều áp lực chính trị cho nhóm thống kê phải đạt được con số đề ra.

Phương pháp thống kê của mỗi quốc gia đều có những khiếm khuyết gây ra sai số, nhưng thường thì cũng quân bình ra, nhưng ở Trung Quốc thì sai số có khuynh hướng dồn về một phía. Theo Capital Economics thì sai số ở Trung Quốc thường phóng đại hóa tỷ lệ tăng trưởng. Theo họ thì “thời buổi này ít có ai tin vào các con số GDP chính thức của Trung Quốc đưa ra.”

Trung Quốc còn có thói quen ngưng sử dụng một số thống kê mà chẳng thèm giải thích, làm mất tính nhất quán và minh bạch. Gần cả chục năm họ không phổ biến chỉ số Gini, một cách đo lường cách biệt lợi tức trong xã hội, rồi tiếp tục dùng lại vào năm 2012 mà cũng không một lời giải thích. Nhiều thống kê về môi trường được phổ biến cho đến năm 2010 rồi bị ngưng khi giới trung lưu Trung Quốc ý thức hơn về tác động của tăng trưởng ào ạt vào môi trường.

Cũng theo giới kinh tế gia thì động cơ đằng sau cách làm thống kê của Trung Quốc vẫn còn là vết tích của kinh tế tập trung và ước muốn làm cho dân tin tưởng vào đảng.

Con số tăng trưởng 7% của quý thứ nhì, được báo cáo sau khi thị trường chứng khoáng đổ nhào, có thể giúp khuyến kích người dân tiêu thụ và giới kinh doanh tiếp tục đầu tư. Và giúp cho giới lãnh đạo mua thêm thời gian.

Tuy nhiên các phân tích gia cảnh cáo là thống kê không chính xác sẽ cung cấp thông tin sai lệch cho giới lãnh đạo và gây cản trở cho khả năng của nền kinh tế giải quyết nợ cao và sản lượng ứ đọng.

Trung Quốc vẫn còn đang phát triển và cải thiện phương pháp báo cáo kinh tế và họ đang trong tiến trình chuyển hóa sang tăng trưởng chủ yếu bằng dịch vụ và tiêu thụ – cả hai lãnh vực này khó đong đếm so với các ngành sản xuất và đầu tư.

Radio Chân Trời Mới – Hoàng Thuyên tóm lược

Nguồn: Wall Street Wall

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.