Một anh tù bị bỏ quên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lập danh sách người tù tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo đã hai lần kê lên những vụ mới mà tôi lại quên một người cũ, rất cũ. Anh ấy là Nguyễn văn Phạn phó đệ nhị viện giáo lý của hội đồng trị sự trung ương PGHH. Sau 30/4/1975 chúng tôi có một lúc là huynh đệ thân thương lắm. Anh ấy đi tù cải tạo viện chức sắc tôn giáo tôi không than giùm vì đồng cam cộng khổ với các chức sắc tôn giáo khác. Chỉ nói là sau ba năm tù cải tạo được thả về lại gia đình mà lòng dạ chưa sờn, tiếp tục đấu tranh chống chánh sách hủy diệt tôn giáo qua hướng tuyên truyền. Anh tâm sự, nếu không tuyên truyền rộng ra cho dân biết nhà nước độc tài đảng trị tiêu diệt PGHH chỉ để ênh mình biết mà chống họ, đố khỏi dân hiểu lầm nhà nước tốt mình xấu thì chống đối chỉ có kết quả là tù tội, chết thân còn bộ máy độc tài không giảm sức trừng phạt. Nếu nhiều người hiểu ra mà gan dạ sẽ cùng vào một chiến tuyến với mình, số lượng thêm đông không phải hay hơn sao.

Điều anh Phạn lo sợ, tính toán kỷ không phải là vô lý, lúc chúng tôi vào cuộc đấu tranh là sau anh lâu mà còn có số đồng đạo đã không ủng hộ đòi tự do tôn giáo cho PGHH mà còn bài bác, chỉ trích những anh em dám làm và khi những đồng đạo dám đòi quyền tự do tôn giáo mà bị bắt đi tù thì đứng ngoài xa mà chỉ trích, xiên tạc, nhưng anh em cương quyết làm. Từ chỗ PGHH bị xóa sổ ngay sau 30/4/1975 rồi cấp lại sổ mới để hoạt động tôn giáo năm 1999. Lúc đầu họ đặt tên là Ban Đại Diện(BĐD), đồng đạo không hài lòng vì đại diện là khi mới mẻ còn PGHH đã có Ban Trị Sự trước lâu, do các Ông đóng cửa bây giờ mở cửa cũng phải lấy cái hiệu cũ là BTS chứ đâu thể là BDD được. Do đó mà có BTS lại như cũ. Thêm nữa, từ chỗ không cho treo cờ đạo trong ngày đại lễ rồi được treo v.vv… đã phá ngu được một số đồng đạo ngu vừa vừa, bây giờ còn lại một số ít đồng đạo ngu đến chai mình chai mẩy phải chờ cơ hội khác.

Anh có bốn cuộc tiếp xúc với những quan chức nhà nước cấp cao từ Hà Nội vào, vấn đáp như cuộc đọ trí, quan chức luôn luôn ở thế tấn công. Anh Phạn mở được hết những cột buộc của phía viên chức nhà nước tự nhiên lại là thế phản đòn. Anh viết lại những cuộc gặp gỡ nầy, và một số anh em tiếp tay sao ra phổ biến. Công an hay được bắt tội và tống giam tám năm tù.

Thương anh ở tù trong lúc nhà nước Việt Cộng chưa đổi mới chưa có đặt quan hệ ngoại giao các nước phương tây mà học hỏi người ta phép đối sử tốt với đồng bào mình. Hoàn cảnh tù đày thật là khổ mà trong đồng đạo dù thương anh người ta cũng không dám nên không biết làm gì hơn là cầu nguyện để tránh vạ lây. Tôi có đôi lần nhờ người đến thăm nuôi anh và tặng quà. Mãn hạn tù cho cái tội viết nói sự thật về cán bộ cấp cao đến buộc anh mở, anh về sống hẩm hiu với đứa con nghèo mà mạng lưới an ninh cũng ngày đêm đeo bám khó thoát đi đâu được để kết nối sự đấu tranh. Tôi đi tù về thì vụ án của anh đã lâu thành nguội lạnh, an ninh không còn thắc chặc vòng vây với anh nữa, khoảng hai năm sau anh có đến thăm tôi, gặp nhau chúng tôi rất vui mừng và kể cho nhau nghe những năm tháng bị tù đày.

Coi như có chỗ để tâm sự, trút được nổi lòng, nên anh đến thăm tôi thường, bảy ngày, mười ngày, hai mười ngày anh đến thăm tôi một lần, kể cho nghe chuyện nầy chuyện nọ còn tôi thì công an chưa thôi dòm ngó, lúc nào cũng có lính canh trước đường nhà, ý không cho tôi đi nhưng không cấm khách đến. Chúng tôi ở cách nhau không xa, chỉ cách một dòng sông Thuận Giang Hòa Hảo với con đường đất khoảng hai cây số nữa là tới. Phương tiện đi của anh là một chiếc xe đạp đòn dông, vóc già nua cũ kỷ như chủ nó. Có khi tôi mời anh ở lại dùng cơm, có khi anh chỉ nói ba điều bốn chuyện uống hết cử trà là về.

Thân thiết như vậy sao tôi lại để quên chứ? Tệ thiệt!

Có lẽ tại tôi quá quan trọng hiện tại thành quên quá khứ, chỉ lập danh sách những người đấu tranh khi phong trào đấu tranh vùng dậy nhiều nơi trong xóm làng PGHH. Từ sự chận đuổi, bắt giam những tín đồ tổ chức lễ đạo, cầu nguyện, đám giỗ tại nhà. Có lúc đầu óc tôi trở nên căng thẳng mà trông từ sáng tới chiều coi có nơi nào đồng đạo đi làm đạo sự bị công an ngăn cản hay chọc phá, tới chiều không có tin hung thì tôi mừng. vụ án Lấp Vò 21 người đến thăm nhà cô Bùi thị Kim Phượng giữa đường bị công an chận bắt và đánh đập đến gây thương tích rồi tống giam đã làm tim tôi đau nhức. Trong số 21 người có tu sĩ Võ văn Thanh Liêm và nhiều đồng đạo trường chay giữ giới đi chung đã bị công an có, giả dạng côn đồ có đánh tơi tả người. Suốt mấy ngày liền tôi theo dõi sự diễn biến tình hình và nghĩ cách… ghiền hiện tại cỡ vậy đâu nhớ mà nghĩ đến mấy Ông tù xưa rất là tội nghiệp nầy.

Những vị chức sắc tôn giáo đi tù ở giai đoạn nhà nước xã hội chủ nghĩa mới lên ngôi. Vừa làm chủ đất nước họ phô trương sức mạnh, hung hiếp bắt giam cầm những đối tượng bất dồng chính kiến, là họ mới vay chuyện xấu chứ trước 1975 miền Nam có cộng sản đâu mà làm tội với họ. Tôn giáo là hữu thần, phía vô thần không cần biết chức sắc tôn giáo khi điều hành hệ thống giáo hội các cấp có tội hay không tội, đối với họ, tôn giáo là phải bị dẹp, ép, bắt giam một cái cho oai, sướng, khi mới lên quyền…

Tôi quên Anh Phạn ở tù khóa thứ hai do viết bài và tán phát tài liệu có nội dung chống cộng và bảo vệ PGHH, may nhờ có Ông Võ văn Thanh Liêm nhắc. Thật ra tôi quên tên anh Phạn chớ không quên việc anh Phạn Ở tù khóa hai, nhưng đã quên tên anh thì quên luôn cả việc tốt anh làm. Anh đáng được ghi công trong trang sử vàng những người bị tù đày vì bảo vệ PGHH và xứng đáng hơn, ở thời điểm đó phát hướng tuyên truyền anh đã thui thủi một mình giữa sức ồ ạc bưng bít thông tin của nhà nước vô thần.

13/9/2015
Lê Minh Triết

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.