Dùng tiền dân mua son phấn Mỹ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đầu tháng 7/2015 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thực hiện chuyến thăm Hoa Kỳ, chuyến đi mà cả đôi bên đều hân hoan hết lời tán tụng là “một chuyến đi lịch sử”. Lịch sử vì đối với Việt Nam mọi sự đều tỏ ra trót lọt, mọi hoạt động ngoại giao của phái đoàn Nguyễn Phú Trong đều diễn ra như ý mong muốn, ngoại trừ chuyện phải đi cửa hông.

Nhưng đó cũng là chuyện nhỏ vì đối ông Trọng hay ông Sang, cửa hậu hay cửa tiền đều đi lọt vô “Nhà Trắng”, cũng đầy vinh dự cho lãnh đạo một nước từng đánh thắng 3 đế quốc sừng sỏ. Nó cho thấy quyền lực của đảng ngày nay được Hoa Kỳ công khai nể trọng và đóng dấu chứng nhận.

Theo báo chí mô tả, sau cuộc gặp với ông Obama ở Washington, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến đọc một bài diễn văn tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), một diễn đàn được cho là danh giá, có tầm cỡ thế giới. Đây cũng là nơi đóng góp trí tuệ của những nhà nghiên cứu chiến lược danh tiếng, nay bỗng dưng lại có mặt của một tổng bí thư một đảng cộng sản cầm quyền còn sót, cũng chẳng là danh dự lắm sao!

Tại đây, ông Trọng hùng hồn nói cho người Mỹ nghe “Tôi khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề quyền con người… Bảo vệ và tăng cường quyền con người là mục tiêu chính của chính phủ Việt Nam.” Chẳng biết có cử tọa nào cảm động không nhưng không ít người còn nhớ, hồi tháng 5/2015 chỉ hai ngày sau khi cố vấn về nhân quyền của Bộ ngoại giao ông Tom Malinowski thăm Hà Nội thì blogger Anh Chí (Nguyễn Chí Tuyến), đã bị chận đường đánh bể đầu. Công an Việt Nam mặc dù tài điều tra được trong nước tán dương giỏi nhất, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa tìm ra thủ phạm để chứng minh sự “coi trọng quyền con người” như lời ông Trọng phô diễn ở Mỹ.

Tất cả bí ẩn phía sau hậu trường của “chuyến đi lịch sử” ấy được ký giả người Mỹ Greg Rushford bóc trần trong một bài báo mà trang BBC Tiếng Việt tóm lược dưới cái tựa “Hà Nội mua ảnh hưởng ở Washington thế nào”. Theo tác giả Rushford “Hà Nội dường như biết được rằng ở Washington, có tiền là được việc”. Điều này có lẽ ông Rushford nhận định không sai. Vốn là bậc thầy trong việc điều hành một chế độ mờ ám, Hà Nội không dại gì không sử dụng đồng tiền để mua lợi thế trên trường ngoại giao. Nhất là khi đồng tiền bỏ ra ấy không phải từ túi họ mà từ ngân sách quốc gia, nghĩa là từ tiền thuế của người dân.

Ông Rushford viết rằng, chính trang web của CSIS đã tiết lộ rằng chính phủ Việt Nam trả cho CSIS khoảng từ 50.000 USD tới 500.000 USD trong năm 2014, nhưng không cho biết khoản tiền đó để “dùng làm gì.” Nhưng ai cũng thấy số tiền 500 ngàn đô-la Việt Nam bỏ ra ấy đủ lớn để lót đường cho ông Nguyễn Phú Trọng bước lên diễn đàn danh giá CSIS để gióng lên tiếng chuông lạc điệu “Việt Nam hết sức coi trọng quyền con người”! Và ông lẫn Hà Nội vẫn hãnh diện tuy là vị khách không do được mời nhưng là vị khách do mua mà đến.

Hẳn nhiên, đảng cũng thừa biết bộ mặt của mình trước thế giới không có gì sạch sẻ…Những vụ ném mắm tôm, chất dơ, gạch đá vào nhà những người bất đồng chính kiến ôn hòa vẫn thường xảy ra và được thế giới biết đến với lòng khinh bỉ. Nên đây là dịp tốt nhất để tô son trét phấn trước dư luận Hoa Kỳ. Đảng thoải mái dùng tiền của nhân dân đóng góp để mua son phấn Mỹ điểm trang lại bộ mặt cho bớt nhem nhuốc cũng là điều dễ hiểu. Để rồi còn nuôi hy vọng, nếu có chuyện gì thì còn xách va-ly cùng bầu đoàn thê tử chui qua Mỹ với khối tài sản khổng lồ đã chuẩn bị sẵn lâu nay. Còn hơn là tận tụy tôn thờ 16 chữ vàng mà cứ bị thiên triều tìm cách bóp cổ và nhân dân mắng vào mặt hai chữ bán nước.

Dĩ nhiên ở Hoa Kỳ, “vận động hành lang” không phải là một việc làm phi pháp, nên Hà Nội cũng không thể giấu ai được khi họ đã và đang trả một số tiền gần 30.000 USD hàng tháng cho Podesta Group, một công ty chuyên vận động hành lang có quan hệ với các chính khách Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn, theo tiết lộ của bài báo.

Thế nhưng việc bỏ ra nửa triệu đô-la rồi khoe khoang “được mời” đến CSIS nói chuyện quả là cái cách khoe khoang xịt bộp có một không hai của những người cộng sản.

Còn tệ hơn, cũng tại trung tâm Nghiên cứu CSIS, nơi mà Hà Nội không tiếc những món tiền lớn chi ra, họ đã chẳng những chỉ “mua ảnh hưởng” bình thường mà còn để bóp méo thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. Giống như trong một buổi hội thảo hồi đầu năm 2015 diễn ra ở đây, Đại sứ Phạm Quang Vinh của Việt Nam đã trả lời Tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ khi bị chất vấn về việc bắt bớ những người chỉ trích đảng Cộng sản: “Việt Nam không có tù nhân chính trị”.

Điều này khiến cho ký giả Rushford phải so sánh một cách chua chát: “Khẳng định Việt Nam không có tù nhân chính trị cũng giống như nói nước Pháp không có pho-mát”!

Cũng chính vì chịu khó chi tiền mà đã xảy ra việc một công dân Mỹ ngay trên đất Mỹ, bà Bác sĩ Nguyễn Thế Bình bị nhân viên CSIS đưa ra ngoài mặc dù có tên trong danh sách khách mời tham dự đến nghe bài diễn văn của ông Trọng. Lý do thật đơn giản và cũng thật đáng xấu hổ vì nhân viên an ninh của phía Việt Nam “không cho phép”.

Đến nay thì câu chuyện ông Trọng được mời đọc diễn văn ở một diễn đàn chiến lược tầm cỡ thế giới đã trở thành chuyện đầu voi đuôi chuột trong lúc trà dư tửu hậu. Ngày xưa “Phi Lạc sang Tàu” nói khoác, dù sao chỉ tốn nước bọt mà chẳng mất đồng xu nào.

Ngày nay ông Trọng sang Mỹ, tiền thuế của dân lại chảy ra như nước, nhưng đảng của ông vẫn cho là đáng tự hào! Nhưng chẳng có son phấn nào, dù là son phấn Mỹ, có thể tân trang lại bộ mặt phản dân chủ của Hà Nội cho bớt lem luốc hơn.

Nguồn: FB Chân Trời Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.