Ân Xá Quốc Tế tiếp tục quan ngại về tình trạng sức khỏe TNLT Trần Thị Thúy suy kiệt trong lao tù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

17/2/2017

HÀNH ĐỘNG KHẨN CẤP

GIA TĂNG MỐI LO NGẠI VỀ SỨC KHỎE CỦA TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM – TRẦN THỊ THÚY

Kể từ khi bị nhà tù khước từ chữa trị vào tháng Tư 2015, khi được chẩn đoán có bướu tử cung, bà Trần Thị Thúy không thể tự mình đi đứng được nữa. Bà là một tù nhân lương tâm bị bắt giữ từ năm 2010 và đã bày tỏ mối lo chết trong tù vì hoàn cảnh khắc nghiệt.

Bà Trần Thị Thúy, một Phật tử Hòa Hảo và một nhà hoạt động dân oan, đang thụ án tù tám năm sau khi bị kết án có “những hoạt động nhằm lật đổ” nhà nước, theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự 1999. Bà bị bắt giữ hồi tháng Tám 2010 và đang bị giam giữ tại trại An Phước, tỉnh Bình Dương.

Sau chuyến thăm gần đây, gia đình bà cho biết là cái bướu trong tử cung tiếp tục lớn ra, và vì quá đau cho nên bà không thể tự mình đi đứng được. Bà Thúy còn bị nổi mụt nhọt khắp người, phình to ra chảy máu và mủ. Lúc nào trên người cũng có sáu, bảy mụt nhọt, và cái này vỡ ra thì lại có cái khác mọc lên. Mặc dầu có nguy cơ bị nhiễm trùng vì bà ngủ dưới sàn phòng giam, giới chức trách trại tù không chịu đưa cho bà các băng thuốc dán mà gia đình đem đến.

Cạnh đó, gia đình bà đã liên tục yêu cầu nhà chức trách cho phép họ chi trả việc chăm lo sức khoẻ riêng cho bà Thúy nhưng vẫn bị khước từ. Hiện vẫn chưa biết lý do nổi mụt nhọt trên người và giới chức trách trại tù tiếp tục khước từ chữa trị sức khoẻ cho bà, cũng như trị bướu tử cung.

Sức khoẻ tâm thần của bà Thúy có cải thiện kể từ khi bà ngưng không uống thuốc của nhà tù. Những lần trước đây khi gia đình gặp, bà Thúy có vẻ rối trí và hoang tưởng, lần này gia đình bà cảm thấy bà có vẻ tỉnh táo hơn và có thể trò chuyện mạch lạc. Bà Thúy nói là bà không biết sống còn ra sao nếu không được chữa trị đàng hoàng trong điều kiện khắc nghiệt của nhà tù.

Xin hãy viết thư bằng tiếng Việt, Anh hoặc ngôn ngữ của quý vị để kêu gọi nhà chức trách:

* Thả ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Trần Thị Thúy vì bà là một tù nhân lương tâm, bị bắt giữ chỉ vì những hoạt động ôn hòa bảo vệ nhân quyền;

* Chăm lo sức khoẻ ngay cho bà Trần Thị Thúy, theo ước nguyện của bà, được chữa trị trong nhà thương, và nếu không thì cho phép gia đình chăm lo sức khoẻ cho bà.

HÃY GỬI THƯ YÊU CẦU ĐẾN:

BỘ CÔNG AN
To Lam
44 Yết Kiêu St. Hoàn Kiếm District Hà
Nội, Việt Nam
Fax: + 844 3823 1872
Email: ttll.mfa@mofa.gov.vn

THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
Hà Nội, Việt Nam
Email: nguoiphatngonchinhphu@chinhphu.vn

Và bản sao cho:
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
Phạm Bình Minh
1 Ton That Dam Street, Ba Dinh district
Hà Nội, Việt Nam
Fax: + 844 3823 1872
Email: ttll.mfa@mofa.gov.vn

THÔNG TIN THÊM VỀ BÀ THÚY

Bà Thúy mãn hạn tù vào tháng Tám 2018. Theo cáo trạng thì bà và sáu nhà hoạt động khác bị đem ra xét xử bị cáo buộc là tham gia hoặc có liên can với Việt Tân, một tổ chức có trụ sở ở hải ngoại tranh đấu ôn hòa cho dân chủ tại Việt Nam. Bà đã từ chối “thú nhận” những tội mà bà bị cáo buộc. Vào tháng Chín 2011, Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của LHQ đưa ra phán quyết số 46/2011 khẳng định việc bắt giữ bà Trần Thị Thúy và sáu cộng sự là tùy tiện và yêu cầu thả họ ra và đền bù thiệt hại.

Bà và gia đình là Phật tử Hòa Hảo. Gia đình bà cho Ân Xá Quốc Tế biết là họ thường xuyên bị công an theo dõi và đến nhà để tra hỏi và hù dọa. Họ thường bị ngăn chận không cho đi dự các sinh hoạt Phật sự và bị công an cảnh cáo là sẽ bị bắt giữ nếu lên tiếng phản đối.

Bà Trần Thị Thúy bị đau ác liệt từ khi được chẩn đoán bị bướu tử cung vào tháng Tư 2015. Bà đã nhiều lần nói với gia đình là chắc sẽ chết trong tù vì tình trạng sức khoẻ và ban quản giáo trại tù khước từ chữa trị cho đến khi bà “thú nhận” tội bị cáo buộc trong cáo trạng.

Tuy đường xá xa xôi từ gia đình đến trại tù, một lần đi là ba ngày trời, gia đình bà Thúy hàng tháng vẫn đem thức ăn đến cho bà. Vì không thể đi đến nơi lấy thực phẩm, bà bị quát tháo và mắng chửi mỗi khi bà xin nhân viên trại tù giúp đỡ. Vì vậy mà bà thường ăn thực phẩm khô, chưa được nấu. Ngoài ra, thuốc men do gia đình đưa đến bị ban quản giáo giữ lại và không đưa cho bà dùng.

Việc khước từ chữa trị sức khoẻ trong những tình huống này, có thể là cố tình gây đau đớn và khổ đau để buộc phải thú tội, có thể tương đương với việc tra tấn, và như thế là vi phạm và Công ước chống Tra tấn và Việt Nam đã ký kết vào tháng Hai 2015.

Mặc dầu Việt Nam đã phê chuẩn Công ước chống Tra tấn, nhưng lại chưa có đủ các bước tiến hành để tuân thủ. Ân Xá Quốc Tế đã ghi nhận tài liệu về tra tấn và ngược đãi các tù nhân lương tâm tại Việt Nam trong một bản báo cáo tựa đề “Nhà tù Bên trong Nhà tù: Tra tấn và ngược đãi tù nhân lương tâm tại Việt Nam”, xin xem https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4187/2016/en/.

Bà Trần Thị Thúy có trong danh sách 84 tù nhân lương tâm tại Việt Nam công bố vào tháng Bảy 2016, https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4389/2016/en/.

Nguồn: Amnesty International

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.