Bắc Kinh Cho Dân Đốt Pháo Trở Lại Vào Ngày Tết?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chuyện đốt pháo vào ngày Tết gần như là một tục lệ của người dân Trung quốc cũng như Việt Nam. Nếu ngày Tết mà thiếu tiếng pháo thì ai cũng cảm thấy buồn vì coi như mất đi một phần nào đó không khí vui nhộn của những ngày đầu năm. Việc đốt pháo trong đêm giao thừa còn mang một ý nghĩa là trừ ma diệt quỷ, xua đuổi những cái xấu, cái xui xẻo trong năm qua để đón cái tốt, cái lành đến với mình vào năm mới. Do đó mà đến ngày Tết, dù gia đình có nghèo khó cách mấy đi chăng nữa cũng cố gắng dành dụm mua một vài phong pháo để đốt vào đên giao thừa trừ tịch và sáng mồng một.

Vào những năm đầu của cuộc chiến tranh Việt Nam, khi chiến cuộc chưa lan rộng thì chính quyền miền Nam Việt Nam vẫn cho dân đốt pháo trong ba ngày Tết để đón xuân. Cuộc chiến ngày càng trở nên ác liệt với sự hiện diện của hàng chục sư đoàn chính quy Bắc Việt vượt giới tuyến xâm nhập tiến chiếm miền Nam thì chính quyền Việt Nam Cộng Hòa mới ban hành lệnh cấm đốt pháo, thế nhưng vẫn còn dễ dãi, chẳng bắt ai đốt pháo trong mấy ngày Tết. Sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân vào năm 1968 của bộ đội miền Bắc, ông Thiệu mới áp dụng triệt để lệnh cấm đốt pháo vì tiếng pháo rất giống tiếng súng. Hiện tại Việt Nam không còn chiến tranh nhưng đến nay nhà nước CSVN vẫn ra lệnh không cho người dân đốt pháo trong ba ngày Tết.

Ở Trung quốc thì lệnh cấm đốt pháo được ban hành vào năm 1994 mãi cho đến dịp Tết Bính Tuất năm nay chính quyền Bắc Kinh mới cho người dân đốt pháo lại như xưa vào ngày Tết. Nhân dịp lệnh đốt pháo được giải trừ, các ký giả nước ngoài đã đi phỏng vấn một số người dân Trung quốc để hỏi cảm tưởng của họ về việc được đốt pháo trong ba ngày Tết. Ông Tùng Quảng Quý (45 tuổi), chủ một tiệm ăn ở phố cổ Bắc Kinh với vẽ mặt hớn hở trả lời rằng ai mà không vui khi được đốt pháo trở lại vào dịp Tết. Ngày xưa mỗi lần đến Tết là pháo nổ bất tận trên mọi nẻo đường Bắc Kinh làm cho cái không khí Tết vui nhộn hẳn lên. Ông Quảng còn nói thêm thật ra tôi đã đốt pháo từ năm ngoái, nhưng là đốt lén, bị bắt đóng phạt đến 500 đồng nhân dân tệ. Thôi kệ, mất tiền nhưng đuổi được cái xui của năm củ đi là được rồi. Năm nay được đốt công khai chẳng sợ ai bắt đóng phạt thì thử hỏi không vui sao được.

Một giáo viên trung học phổ thông là ông Trần Hoàn (40 tuổi) thì nói với các ký giả rằng: Nhà nước viện lý do ô nhiễm môi trường và nguy hiểm nên ra lệnh cấm đốt pháo. Nếu thật sự sợ ô nhiễm môi trường thì việc trước nhất mà nhà nước phải làm là cải thiện hàng ngàn, hàng vạn cái ống khói nhà máy mọc lên một cách bừa bãi, thi đua nhau nhả khói đầy trời khắp cả thủ đô Bắc Kinh và các đô thị lớn, chứ nói việc đốt pháo trong ba ngày Tết sẽ làm ô nhiễm môi trường thì khó mà thuyết phục được ai. Còn bảo sợ nguy hiểm thì chỉ đúng đối với một số đảng viên cộng sản, nhất là những người có quyền lực vì họ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, đi ra đường sợ bị ám sát.

Một ông chủ lò làm pháo khoảng 60 tuổi, thì nói thẳng rằng: ’cấm đốt pháo chẳng phải vì sợ ô nhiễm môi trường, hay sợ nguy hiểm mà vì ‘‘Các ông’’ trong cánh công an muốn chơi ép các ông thuộc cánh quân đội. Muốn làm pháo phải có thuốc súng, thứ này thì chỉ có mấy ông quân đội mới có nhiều để cung cấp và tha hồ thu tiền vào dịp Tết. Cứ tính trung bình một gia đình đốt tối thiểu hai hoặc ba phong pháo trong mấy ngày Tết rồi nhân lên cho số gia đình trên cả nước thì đố ai mà tính được số tiền các ông quân đội thu vào được trong dịp này. Người ta thì đoán già, đoán non Tết năm nay nhà nước sẽ cho đốt pháo, nhưng cách đây hơn nửa năm tôi đã biết chắc chuyện này vì có mấy ông trong quân đội tìm đến tôi hỏi có cần mua thuốc súng để làm pháo không? Bao nhiêu cũng có. Tôi bảo làm ra bán cho ai khi mà lệnh cấm đốt pháo vẫn chưa hủy bỏ. Mấy ông quân đội vừa cười vừa bảo không sao đâu thế nào Tết năm nay cũng được đốt pháo mà. Có lẽ bây giờ cánh quân đội thắng thế và đã lật được thế cờ nên lệnh cấm đốt pháo mới được giải trừ. Mấy ông ở trên đấu đá gì nhau thì chúng tôi không biết, nhưng bây giờ cho đốt pháo lại là điều vui cho người dân và người làm pháo như chúng tôi cũng được hưởng lợi.

Như vậy, vụ cho đốt pháo trở lại của Trung quốc là một cách làm ăn mới của cánh quân đội khi họ có quá dư thừa thuốc nổ nên tìm cách kiếm ăn trong nền kinh tế thị trường hoang dã ở Trung quốc hiện nay. Chắc chắn là cánh công an không chịu thua nên sẽ tìm cách chơi lại bằng những lý cớ như ’chống phung phí’, ’chống ô nhiễm môi trường’ để tái lập lại lệnh cấm đốt pháo. Cộng sản Việt Nam đã bắt chước Bắc Kinh tung ra lệnh cấm đốt pháo cách nay mấy năm, với lý cớ ’chống lãng phí’. Trong thực tế, cán bộ đảng và nhà nước đã tiêu xài phung phí hàng trăm tỷ đồng, cao gấp hai lần phí tổn mua pháo để đốt hàng năm. Rõ ràng là cấm đốt pháo không phải vì chống lãng phí mà là sự sát phạt lẫn nhau giữa quân đội và công an trong việc kiếm ăn trong nền kinh tế thị trường.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.