Bài phát biểu của Dân biểu Luke Simpkins tại Hạ viện Liên bang Úc châu về Cha Nguyễn Văn Lý

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

4:50PM, thứ Năm, ngày 4 tháng 6, 2009

Thưa Quý vị, tôi muốn được nhân dịp này một lần nữa trình bày về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Cụ thể, tôi xin nói về các trường hợp của Linh Mục Nguyễn Văn Lý và một số nhà đấu tranh dân chủ nổi tiếng. Cha Lý sinh năm 1947 và đã từng bị tù tổng cộng 15 năm chỉ vì đấu tranh đòi hỏi tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Tôi cũng xin nhấn mạnh rằng Cha Lý là người kiên trì theo đuổi con đường đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Cha Lý đã từng gióng lên tiếng nói và hành động vận động cho dân chủ và tự do tôn giáo trong nhiều năm. Ông từng bị quấy nhiễu và quản chế, đánh đập và giam giữ từ năm 1977 vì những hoạt động của mình. Lần đầu tiên Ông bị giam tù 1 năm là vào năm 1977. Năm 1983 Ông lại bị bắt giam một lần nữa với 9 năm tù với tội danh “phản cách mạng và phá hoại khối đoàn kết dân tộc”. Năm 2001 Cha Lý lại bị bắt lần nữa do “vi phạm lệnh quản chế”. Ông bị cách ly khỏi nhà thờ của mình và vài tháng sau đó bị ghép án tù 15 năm. Ông bị giam giữ chỉ vì các hoạt động kêu gọi dân chủ, tự do ngôn luận và tự do hành đạo. Sau một số lần giảm án, Ông thụ án tổng cộng 2 năm rưỡi, và tuy được trả tự do khỏi vòng lao lý, Ông vẫn bị quản thúc tại gia ở Huế.

JPEG - 5 kb

Ngày 8 tháng 4 năm 2006, một số các nhà đối kháng đã cùng nhau ký vào bản “Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam”, ra lời kêu gọi đa nguyên đa đảng tại Việt Nam. Khối đấu tranh này được biết đến với tên gọi “Khối 8406”, lấy từ ngày tháng mà Khối được chính thức thành lập. Khối 8406 kêu gọi dân chủ và Cha Lý là một thành viên sáng lập. Một tuần sau đó, Cha Lý và một số Cha khác đã thành lập một tờ báo mạng, tuy còn ở mức bí mật, mang tên tờ “Tự do Ngôn luận”. Trong điều kiện kiểm duyệt Internet ngặt nghèo của chính quyền tại Việt Nam, hành động này phải nói là hết sức can đảm. Vào tháng 9, Cha Lý cũng tham gia vào việc thành lập một chính đảng mang tên “Đảng Thăng tiến Việt Nam”. Chỉ vì sự hoạt động dũng cảm và kiên trì của mình trong phong trào dân chủ, và vì sự tham gia hỗ trợ cho Khối 8406, Cha Lý đã bị kết án 8 năm tù vào ngày 30 tháng 8 năm 2007. Ông bị bắt vào ngày 19 tháng 2 khi Công an Bảo vệ Chính trị xông vào nhà thờ giáo phận của Ông tại Huế. Cha Lý sau đó bị giam giữ cách ly tại Bến Củi thuộc miền Trung Việt Nam. Ông tuyệt thực từ ngày 24 tháng 2 đến 5 tháng 3 trước khi bị tuyên án.

Tại tòa, một tấm hình mà ngày nay đã trở thành nổi tiếng đã được chụp khi một Công an thường phục bịt miệng Cha Lý để ngăn Ông lên tiếng. Thông tin cho biết lúc đó Ông định hô “Đả đảo chủ nghĩa Cộng sản!”. Cha Lý là một con người đầy dũng khí và thật đáng trân trọng do đã hy sinh rất nhiều cho niềm tin của mình. Ông đã phải giành nhiều năm trong đời mình trong nhà tù. Ông cũng đã phải giành nhiều năm tháng đối mặt với mọi sự quấy nhiễu và hành hạ bởi một chế độ áp bức. Tuy nhiên, Cha Lý không phải là người duy nhất phải chịu cực khổ trong các nhà tù Việt Nam. Sự đàn áp còn xảy ra với nhóm dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành Montagnard, khi họ thực hiện những cuộc biểu tình về các vấn đề đất đai bị chiếm đoạt và tự do tôn giáo hồi năm 2001 và 2004. Hàng trăm người Tin lành Montagnard hiện đang còn trong tù.

Về vấn đề các nhà đấu tranh dân chủ, chúng ta đang tiến tới rất gần ngày mà cách đây 1 năm, 8 nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam bị bắt giam mà không có xử án. Họ bị giam giữ chỉ vì đã phản đối các chính sách của chính phủ Việt Nam đối với Trung Quốc. Từ ngày 10 đến ngày 23 tháng 9 năm 2008, các lực lượng an ninh đã bắt giữ những nhà hoạt động sau đây:

– Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một nhà văn và là một lãnh đạo của Khối 8406, người đã từng được Giải thưởng Hellman-Hammett của Tổ chức Giám sát Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch), bị bắt ngày 11 tháng 9*;

– Cô Phạm Thanh Nghiên và Anh Vũ Hùng, một thầy giáo, bị bắt ngày 18 tháng 9;

– Anh Ngô Quỳnh, một sinh viên đại học, người đã tham gia vào việc lập kế hoạch các cuộc biểu tình phản đối rước đuốc Olympic Bắc Kinh và Ông Trần Đức Thạch, một nhà thơ nổi tiếng, bị bắt ngày 10 tháng 9;

– Anh Phạm Văn Trội, một kỹ sư và là thành viên của Ủy ban Nhân quyền Việt Nam, bị bắt ngày 10 tháng 9;

– Anh Nguyễn Văn Túc, một nhà nông, bị bắt ngày 10 tháng 9;

– Ông Nguyễn Văn Tính, người đã từng bị tù trước đây vì thành lập tổ chức chống chính quyền, bị bắt ngày 23 tháng 9**.

Tôi quan niệm và tin rằng chỉ có chính quyền dân chủ mới thật sự là một chính thể chính danh và là cách tốt nhất để đem lại tiến bộ và thịnh vượng kinh tế cho một đất nước. Tôi mong mỏi một ngày nào đó được thấy dân chủ ngự trị tại Việt Nam, khi đó những tinh thần tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do lập hội được thắp sáng trong xã hội này. Cho tới ngày đó, tôi sẽ không ngừng nghỉ kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Cha Lý và những nhà đấu tranh dân chủ khác. Công lý và Tự do sẽ chiến thắng!

— –

* Ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị bắt ngày chính xác là ngày 10 tháng 9
** Ông Nguyễn Văn Tính bị bắt ngày chính xác là ngày 24 tháng 9

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?