Bản Án Kết Tội Cộng Sản Việt Nam Bán Nước

Hồng Lĩnh

Việt Nam mất đất do công hàm 14/09/1958 vời hai ký kết 30/12/1999 và 25/12/2000
Từ năm 1909 tới nay, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một mối bất hòa hay yêu sách của một số quốc gia Đông-Nam Thái Bình dương. Đột nhiên gần đây, Trung Cộng ngang xương tuyên bố sát nhập hai quần đảo nầy vào huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam. Biến cố gây nhiều xúc đông nơi người Việt. Nhất là người Việt hải ngoại. Trong khi đó, bọn lãnh đạo Hà Nội ú ớ như chó loãng hơi và cấm dân trong nước biểu tình chống xâm lăng Trung Cộng.

Nhưng trước biến cố nầy, đã có một công hàm, đính kèm theo đây (1), của Phạm Văn Đồng gửi Đồng Chí Tổng Lý Chu Ân Lai vào ngày 14/09/ 1958, và tiếp theo là một trận hải chiến tại Hoàng Sa vào năm 1974 giữa Trung Cộng và QLVNCH. Trong trận đánh ấy. Bộ đội CSVN án binh bất động hay có thái độ a dua với quân xâm lăng Trung Cộng.

Tiếp theo công hàm ấy là hai ký kết vào ngày 30/12/1999 và ngày 25/12/2000 giữa Trung Cộng và CSVN. Với ký kết đầu, CSVN cúng Bắc triều 720 km2 đất liền ở biên giới hai nuớc. Làm mất luôn hai di tích lịch sử ngàn năm của Việt Nam. Đó là Ải Nam Quan và thác Bản Giốc. Với ký kết thứ hai, lần nầy không mất đất liền. Nhưng lại mất cả hàng ngàn km2 lãnh hải của Việt Nam tại vịnh Bắc bộ có diện tích 123’ 700 km2. Nói chung chỉ có mất mát di sản của cha ông để lại.

Thấy mất mát quá nhiều (2), Đảng viên với 54 tuổi đảng Đỗ Việt Sơn lo lắng và công phẫn đã gửi một bức thư cho TTK Nông Đức Mạnh, chủ tịch nhà nước Trần Đức Lương, chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An và thủ tứơng Phan Văn Khải, yêu cầu quốc hội, đang nhóm họp khóa 10 từ ngày 20/11/2001, không thông qua hai thỏa ước trên. Ông Đỗ Việt Sơn tố cáo lỗi lầm trầm trọng bán nước và phản quốc của đàng CSVN đã ký vào hai thỏa ước ấy. Sau đó 20 trí thức gửi thêm một lá thư nữa cho các đại biểu quốc hội để phãn đối. Nhưng vô ích.

Cũng nên nhắc lại, vào năm 1958, CSVN cần khí cụ và quân viện của Trung Cộng để tạo nồi da xáo thịt giữa nguời Việt với nhau. Mục đích phục vụ Đệ III Quốc Tế CS mà ông Hồ là một công cụ. Cho nên công hàm ấy là văn kiện dâng đất lấy khí cụ chiến tranh. Còn hai ký kết sau có mục đích nhường đất để cứu đàng CSVN. Tất cả ba nhượng bộ đều thiệt thòi cho đất nước Việt Nam. Nhưng đã mang lại cho CSVN hai món lợi: cộng sản hóa đuợc Việt Nam và bảo đàm cho tới nay sự tồn của đàng CSVN trên đầu và trên cổ dân Việt.

Địa lý quần đảo Hoàng Sa

Theo Pierre-Bernard Lafont (3), người ta tìm thấy tên gọi ấy trong các văn kiện của các thủy thủ phương tây viết trẹ (Parcels) trên bản đồ của người Bồ Đào Nha. Người Tàu gọi là Xisha. Trong văn chương Việt Nam gọi là Cát Vàng hay Tây Sa và nay gọi là Hoàng Sa. Một quần đảo gồm 15 đảo và bại cát cũng như đá ngầm san hô. Cách Đã Nẵng và cách đảo Hải Nam 314.84 km (170 milles, 1 mille = 1852 m).

Địa lý quần đảo Trường Sa

Quần đảo nầy có tên Nam Sa (4). Nằm phía nam quần đảo Hoàng Sa. Chiều dài 810 km từ bắc tới nam, và 900 km từ đông sang tây. Gồm 300 trăm đảo, cồn, bãi cát và đá ngầm san hô. Chỉ có vài đảo ở được. Nhưng không có nước ngọt và cây cối. Hàng năm thường có từ 9 đến 10 cơn bão tố. Các đảo thường rất nhỏ và thủy triều làm ngập. 1’100 km cách đảo Hải Nam, 1’700 km cách Đài Loan, 800 km cách Sài Gòn, 400 km cách đảo Palawan Phi Luật Tân.

Vai trò kinh tế:

Các tài nguyên nhiều và đa dạng (4). Phosphate khoảng 10 triệu tấn khai thác đuợc. Nhiều phân chim. Nhiều cá do đáy biển không sâu. Nhất là quần đảo Trường Sa chứa rất nhiều dầu lửa và khí đốt. Các cuộc thăm dò khởi sự bắt đầu vào năm 1968. Bột trưởng địa chất và quặng mỏ Trung Cộng tiên đoán có tiềm năng về dầu hỏa nguyên chất khoảng 17.7 tỉ tấn, trong khi Koweit chỉ có 13 tỉ thôi.

Vị trí chiến lược:

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang mất dần vào tay Trung Quốc.

Không kể lợi ích kinh tế của hai quấn đảo nầy. Một địa điểm chiến lược liên quan tới vận chuyển, phòng thủ và tấn công từ hai quần đảo nầy thật vô giá.

Hai quần đảo nầy nằm trên hải lộ ngắn nhất giữa Bắc Thái Bình dương và Ấn Độ dương. Nơi qua lại của một phần tư trao đổi hàng hải thế giới và nhất là của 70% nhập cảng dầu của Nhật. Các đường bay của Nam Thái Bình duơng thường bay xuyên qua các đảo của hai quần đảo nầy. Nhất là khi quân lực Mỹ hay Nga đã bỏ Cam Ranh, căn cứ hải quân Subic Bay và căn cứ không quân Clark Phi Luật Tân. Thì sự Trung Cộng chiếm cứ hai quần đảo nầy sẽ là một tai ương cho các quốc gia lân cận. Các căn cứ quân sự, các đài quan sát sẽ được xây trên mồt số đảo của hai quần đào nầy. Một hệ thống tiền đồn liên tục bảo về phía nam cho Trung Cộng và đẩy ra xa hạm đối số VII Thái Bình dương của Mỹ vế phía các đào Carolines hay Mariannes.

Nếu vì một lý do nào đó, Trung Cộng, chủ các quần đảo nầy, phong tỏa bằng phi đạn và tàu ngầm các lộ trình chuyển vận qua hai quần đảo nầy. Một nguy ngập sẽ tới cho nhiều nước trong vùng. Nhất là việc tiếp tế dầu hỏa và khí đốt cho Nhật từ Trung Động về.

Ngay từ hồi triều Nguyễn, Vua Gia Long đã thân hành ra dựng cờ tại quần đảo Hoàng Sa (5). Thời vua Minh Mạng đã bao lần phải dùng thủy quân săn đuổi bọn cướp nấp tại một số đảo của quần đào Hoàng Sa để tấn công ven biển của Việt Nam.

Khi người Pháp tới Đông Nam Thái Bình dương đã xô quân chiếm ngay một số đảo quần đảo nầy. Khi quân đội Thiên Hoàng xô quân chiếm vùng Nam Thái Bình dương đã chiếm trọn hai quần đảo nầy.

Để phục vụ tham vọng xâm chiếm theo chiến lược vết dầu loang tiến thật sâu về phía nam. Trung Cộng đã lợi dụng được sự ngu dốt của đám lãnh đạo CSVN để làm chủ trên hai quần đào nầy. Đối với Việt Nam, không những mất mát từ kinh tế tới vận chuyển, mà còn là một mối nguy về quân sự. Một dao nhọn chọc vào sườn phía đông và một bao vây bọc hậu nhờ một số đường chiến lược mà Trung Cộng đã xây đắp ở Bắc Lào. Cũng như các cuộc đỗ bộ cắt Việt Nam ra thành nhiều mãnh; phía dưới, Campuchia cò thể là một đồng minh của Trung Cộng, vì qúa khứ hiềm khích giữa hai láng giềng, thì Việt Nam nên xem như con cá nắm trên thớt của Trung Cộng khi có binh biến.

Các sự kiện lịch sử tạo chủ quyền cho quốc gia Việt Nam
Hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa:

Hiện nay (5) quần đảo Hoàng Sa có dang díu tới các nước sau đây về vấn để chủ quyền: Việt Nam, Đài Loan, Mã Lai, Phi Luật Tân, Brunei, Indonésie. Trung Cộng muốn thay mặt Đài Loan. Còn quần đảo Trường sa có: Trung Cộng, Việt Nam, Đài Loan, Mã Lai, Phi Lật Tân, Brunei, Indonésie.

Trên phương diện lịch sử cũng như pháp lý chủ quyền. Cần nêu ra các sự kiện sau đây. Liên quan tới quần đảo Trường Sa, vào năm 1909, Tàu chính thức sát nhập quần đảo nầy (6). Nhưng không chiếm đóng thực sự – sự kiện chiếm đóng có lẽ đã cho Tàu chủ quyền – Tuy không chiếm đóng, nhưng không có quốc gia nào trong vùng phản đối cả. Nên Tàu xem như có sự chấp thuận việc sát nhập nầy.

Vào năm 1929, Pháp sát nhập quần đảo nầy vào quản lý của tỉnh Ba Rịa. Nước Pháp, qua công báo ngày 26/07/ 1933, tuyên bố làm chủ hai đảo ItuThi Tu của quần đảo. Mặc cho Tàu phản đối cho tới khi Nhật đầu hàng đồng minh năm 1945. Từ đó về sau cuộc tranh chấp bước vào giai đoạn mới vì lý do trống trải chính trị do Nhật bại trận, cũng như do chiến tranh lạnh và thái hóa chế độ thuộc địa. Vì các biến cố ấy, cũng như sự xuất hiện nhiều kép rất năng nổ, sự tranh cãi trở nên phức tạp hơn.

Lãnh hải tại vịnh Bắc bộ

Về lãnh hải ở vịnh Bắc bộ, vào cuối thể kỳ 18, đương quyền Việt Nam đã từ chối (6) không cho các tàu bè của Tàu tới gẩn bờ biển Việt Nam và đậu lại. Sau đó vào năm 1832, Vua Minh Mạng không cho phép đương cục Tàu (Guandong) cho tàu bè vào hải phận Việt Nam để săn đuổi các tên cướp biển tới từ nam nước Tàu. Vào năm 1833, vua Minh Mạng ra lệnh cho cho tàu bè của Tàu phải rới khỏi Vân Đồn.

Qua các biến cố trên, hồi ấy người ta có vẻ tin tường là vấn để lãnh hải giữa Tàu và Việt Nam tại vịnh Bắc bộ đã đuợc đề cập. Nhưng phải đợi Pháp mang tới cho Việt Nam các thói quen pháp lý Âu Tây.

Ngay vừa khi đặt nền đô hộ. Pháp lo lắng đặt vấn đề giới hạn lãnh hải giữa Tàu và Việt Nam tại Vịnh Bắc bộ. Tại đây có tới cả ngàn đảo nhỏ. Chỗ nấp của cướp biển. Không những cướp nầy tấn công các thương thuyển ở biển khơi, mà còn đột kích vào các làng ven biển. Các thương thảo dẫn tới ký kết quy ước Constan ngày 26/06/1887 mà Pháp nhân danh Việt Nam ký kết với Tàu. Việt Nam chiếm 62% và Tàu 38% của diện tích khoảng của vịnh Bắc bộ (123’ 700 km2). Nhưng trớ trêu, đường phân ranh không phải là một kinh tuyến thẳng, mà là một đường gãy lồi lõm không lợi cho Việt Nam (7). Ngày nay Trung Cộng đang khai thác điểm nầy.

Quốc gia Việt Nam thừa kế của Pháp

Qua hai thỏa ước 6/1948 tại vịnh Hạ Long và 3/1949 tại Paris ký kết giữa chính phủ Pháp và Hoàng Đề Bảo Đại, tượng trưng uy quyền quốc gia Việt Nam, Pháp trao trả độc lập và chuyển nhượng lại các thừa kế lãnh hải hay đất liền cho quốc gia Việt Nam. Lúc Pháp rút lui, lãnh thổ Việt Nam còn nguyên vẹn như từ hồi 1933 và thứa kế là VNCH.

CSVN bán nuớc

Nay CSVN đã dâng cho Trung Cộng: Hai quần đảo TS-HS
Mất Ải Nam Quan, Bản Giốc, 720 km2 đất đai dọc biên giới, hàng ngàn km2 lãnh hải của vịnh Bắc bộ (123’ 700 km2).
Ngoài ra Việt Nam mất rất nhiều tài nguyên về hải sản cho chài lưới, quặng chất và dầu lửa cũng như khí đốt.

CSVN phản bội Việt Nam và chạy theo Trung Cộng

Theo cách tổ chức của CSVN, Phạm Văn Đồng đã thi hành lệnh cũa Ông Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị của đàng CSVN, cho nên CSVN đã phản bội dân tộc.
Theo tài liệu của Paoling (8) của Institut International pour les Études Stratégiques de l’Universíté Georgetown và tờ magazine de Pékin ngày 30/03/1979, ông Phạm Văn Đồng, bất chấp hiển nhiên, đã tuyên bố vào năm 1956 “Trên phương diện lịch sử, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc vế Tàu”. Một hành xử của một chư hầu tôi mọi.
Ngày 15/06/1956, dựa vào tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng trước đó, các nhà trách nhiệm bộ ngoại giao CSVN, trong một buổi tiệc đón tiếp đại sứ Trung Cộng tại Hà Nội còn xác nhận: “Thể theo các tài liệu mà VN có, các quần đảo TS-HS thuộc về Tàu”.
Từ đó các sách báo hay giáo khoa của Hà Nội có ghi nhiều lần chủ quyền của Tàu trên các quần đảo ấy.
Các xác nhận liên qua tới các lãnh thổ khi ấy thuộc về VNCH là có hậu ý lôi kéo Tàu vào cuộc chiến chống Mỹ. Tố cáo Mỹ đã xâm phạm lãnh thổ Trung Cộng là hai quần đảo ấy.

CSVN giấu diếm dân tộc Việt Nam các nhượng bộ

Vào ngày 01/06/2003, nhà nứớc CSVN, qua phát ngôn viên Phan Thủy Thanh, tuyên bố: “Bất kỳ việc làm nào của một nước khác đối với hai quần đảo TS-HS cũng như tron vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền và các quyền của Việt Nam đối với các khu vực nầy”. Một tuyên bố gian trá nhằm khỏa lấp tội bán nước và giấu diếm dân chúng.

Trước sự phẫn nỗ của đồng bào trong nuớc, CSVN bắt buộc phải giả vờ phản đối qua lời tuyên bố úp mở và gừi thư phản đối. Nhưng lại thêm một màn trò hề hỡm hĩnh: Thay vì gửi thư thẳng cho chính phủ Trung Cộng, lại gửi cho “Quốc Vụ Viện” như muốn nói việc sát nhập HS-TS vào Nam Sa là “không phù hợp với nhận thức của lãnh đạo hai nườc”. Một hành động xem như chó loãng hơi và vô nghĩa. Thực ra Trung Cộng luôn có thể phủ nhận bằng câu nói “Việt Nam hoàn toàn đồng ý với các quyết về hai quần đảo và hải phận của Trung Quốc”. Điều nầy đã đuợc ghi trên giấy trắng mực đen.
Theo tin tức từ các sinh viên biểu tình. Chỉ có báo Tuổi Trẻ nói tới Trung Cộng xâm lăng hai quần đảo. Nhưng không nói là CSVN đã nhượng bộ hai quần đảo ấy cho Trung Cộng. Dân chúng không hay biết gì cả. Toàn bôi bác và dối trá cho qua chuyện.

Ý kiến của tác giả

Dựa trên các sự kiện lịch sử, câu chuyện các đảo và vịnh Bắc bộ do Pháp tự đứng ra hay nhân danh Việt Nam tranh dành hay ký kết với Tàu.
Theo hai thỏa ứơc mà cố Hoàng Đế Bảo Đại ký kết với Pháp. Quốc Gia Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Cố Hoàng Đế Bào Đại là thừa kế các quyền của Pháp để lại về các lãnh thổ ấy.
Cho nên ông Phạm Văn Đồng đã nhượng cho Trung Cộng cái mà ông không có.
Sau cuộc hải chiến năm 1974. Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, đó là xâm lăng đúng nghĩa. Sự xâm lăng bao giờ cũng sai trái về pháp lý.
Nếu có chấp nhận ba nhượng bộ trên có một căn bản pháp lý. Thì không thể xem Trung Cộng là xâm lăng. Vì các nhượng bộ do CSVN làm có giấy tờ hẵn hoi, cho nên CSVN là kẻ bán nước.
Cò lẽ phải có hậu VNCH mới có đủ tư cách pháp lý để đem vấn để ra trước HĐBA LHQ xin can thiệp. Vì trong vị trí nầy. Trung Cộng lả kẻ xâm lăng. Còn CSVN không làm gì được. Và chúng sẽ không làm gì. Vì là tôi mọi của Trung Cộng để bảo vệ đàng CSVN.

Hồng Lĩnh

Tham chiếu:
(1)- Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Ngô Nhân Dũng, thongtin.brinkster.net, trang 5.
(2)- Việt Nam: Paracels et Spratley dans le cadre des frontières maritimes sino-vietnamiennes, www.lmvntd.org, page 1.
(3)- Việt Nam: Paracels et Spratley dans le cadre des frontières maritimes sino-vietnamiennes, www.lmvntd.org, page 7.
(4)- Les îles Spratleys: Une Source de Conflit en Asie du Sud-Est. Instiut de Stratégie Comparée, Commision Française d’Histoire Militaire, Institu d’Histoire des Conflits. Audrey Hurel, page 1.
(5)- Le serveur de “Sources d’Asie”. Les sources de conflitd en Asie, asie.espace.free, les pages (1,2).
(6)- Les îles Spratleys: Une Source de Conflit en Asie du Sud-Est. Instiut de Stratégie Comparée, Commision Française d’Histoire Militaire, Institu d’Histoire des Conflits. Audrey Hurel, page 2.
(7)- Việt Nam: Paracels et Spratley dans le cadre des frontières maritimes sino-vietnamiennes, www.lmvntd.org, page 6.
(8)- vietnam: l’éternel conflit des archipels de Paracels et Spratley. www.lmvntd.org, page 1.

****

Biểu Tình Trước Sứ Quán Trung Quốc Tại Hà Nội

Biểu Tình Trước Lãnh Sự Quán Trung Quốc Tại Sài Gòn