Bản Lên Tiếng nhân ngày Nhân Quyền 10.12.2016

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 10 tháng 12 năm 2016, thế giới đánh dấu 68 năm ngày công bố Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền, định ra một khuôn mẫu chung về quyền con người mà mọi quốc gia và mọi dân tộc đều phải tôn trọng. Là một nước thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam chẳng những không tôn trọng các quyền con người được quy định trong Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền, mà còn tăng cường đàn áp nhân quyền trong thời gian gần đây khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết:

– Bắt bớ và giam cầm tùy tiện không ngừng gia tăng, điển hình là các trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thị Thu Hà, dân oan Cấn Thị Thêu, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bác sĩ Hồ Hải, ông Lưu Văn Vịnh, ông Nguyễn Văn Đức Độ, Hoàng Văn Giang, v.v.

– Đối xử ngày càng khắc nghiệt và phi nhân bản đối với các tù nhân lương tâm, như các trường hợp Hồ Đức Hòa, Trần Thị Thúy, Đặng Xuân Diệu, Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, v.v.

– Áp dụng chính sách quản chế một cách tùy tiện, nhằm giới hạn quyền tự do đi lại, quyền được trở lại cuộc sống bình thường của các cựu tù nhân lương tâm, khiến cho nhiều người lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

– Đàn áp tôn giáo ngày càng khốc liệt, qua hành động phá hủy chùa Liên Trì và Đan Viện Thiên An, Thánh Thất Tuy An – tỉnh Phú Yên của Đạo Cao Đài bị nhà cầm quyền csvn triệt hạ, ngăn cản những hoạt động tín ngưỡng và quyền đi lại của nhiều tu sĩ và tín đồ Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, Công Giáo, Phật Giáo, v.v.

– Khủng bố tinh thần, phá hoại tài sản, ngăn chặn sinh hoạt, học hành, thi cử đối với những người tranh đấu cho nhân quyền, như các trường hợp của Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Linh mục Phan Văn Lợi, nhà thơ Trần Đức Thạch, sinh viên Nguyễn Văn Tráng, blogger Trương Minh Tam, v.v.

– Kỷ luật các nhà báo viết lên sự thật, bày tỏ chính kiến của mình như các trường hợp; Nhà báo Phùng Hiệu, nhà báo Mai Phan Lợi, phóng viên Quang Thế, v.v.

Nhân kỷ niệm 68 năm ngày công bố Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền, chúng tôi cực lực tố cáo trước dư luận quốc tế chính sách chà đạp nhân quyền vô cùng khốc liệt hiện nay của nhà cầm quyền Việt Nam. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các nước dân chủ trên thế giới hãy can thiệp và gây áp lực buộc nhà cầm quyền Việt Nam:

– Trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm.

– Hủy bỏ chế độ quản chế trong các bản án đối với các tù nhân lương tâm.

– Trả lại quyền tự do sinh hoạt và tài sản của tất cả các tôn giáo.

– Ngưng ngay các hành động khủng bố đối với các nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền.

– Tôn trọng và thực thi các quyền căn bản của quyền Tự do báo chí và tự do ngôn luận, chấm dứt đàn áp, bắt bớ, sách nhiễu với các nhà bào, các công dân thực hiện quyền biểu đat chính kiến mà được pháp luật bảo hộ.
Người Việt Nam phải có quyền được sống, với tất cả các quyền con người được quy định trong bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền, ngay trên đất nước của mình.

Ngày 10 tháng 12 năm 2016.

Đồng ký tên
1. Diễn đàn xã hội dân sự – Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
2. Đảng Việt Tân – Đại diện Hoàng Tứ Duy
3. Giáo Hội Liên Hữu Lutheran Viet Nam – Hoa Kỳ – Đại diện: MS Nguyễn Hoàng Hoa.
4. Giáo Hội PGHH THUẦN TUÝ – Đại diện: Lê Quang Hiển và Lê Văn Sóc.
5. Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam – Đại diện: Nguyễn Bắc Truyển.
6. Hội Anh Em Dân Chủ – Đại diện: Nguyễn Trung Tôn.
7. Hội bảo vệ Quyền tự do tôn giáo – Đại diện: Bà Hà Thị Vân.
8. Hội Bầu bí Tương thân – Đại diện Nguyễn Lê Hùng.
9. Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Thanh Niên Công Giáo – Đại diện Nguyễn Văn Oai
10. Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam – Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế và Lm Phan Văn Lợi.
11. Hội Dân Sinh Tương Ái – Đại diện: Mục sư Phạm Ngọc Thạch
12. Hội hỗ trợ nạn nhân bạo hành – Đại diện: Bác sĩ Đinh Đức Long
13. Khối Nhơn sanh Cao Đài. Đại diện: các Chánh Trị Sự Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch Phụng.
14. Khối Tự do Dân chủ 8406 – Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải; nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.
15. Mạng Lưới Blogger Việt Nam – Đại diện Phạm Thanh Nghiên
16. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền – Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải và Lm Nguyễn Văn Lý.
17. Phong Trào Lao Động Việt – Đại diện: Đỗ Thị Minh Hạnh.
18. Phong Trào Liên Đới Dân Oan – Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh
19. Sài Gòn Báo – Đại diện: Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh.
20. Tuổi Trẻ-Lòng Nhân Ái – Đại diện: Thái Văn Dung
21. Vì Tương Lai – Đại diện: Trần Minh Nhật.

Cá Nhân:
1. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada.
2. Bùi Tuấn Dương, Quảng Khê-Đắk Glong-Đắk Nông.
3. Chu Anh Tuấn, Vũng Tàu.
4. Dương Sanh, cựu giáo chức, cư trú tại Vạn Ninh, Khánh Hòa.
5. Hoàng Dũng, PGS TS, TPHCM.
6. Huỳnh Quốc Huy, Phóng viên tự do. Bút danh: Nam Việt, Saigon.
7. Kha Lương Ngãi, nhà báo TP HCM, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng.
8. Lại Thị Ánh Hồng – Nghệ Sĩ – Sài Gòn.
9. Lê Minh, Xuân Lộc, Đồng Nai.
10. Lư Văn Bảy. Cựu TNLT.
11. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh) – Nhà Báo Tự Do – Sài Gòn.
12. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn- nhà báo, Sài Gòn- Việt Nam.
13. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư Tin lành, Sài Gòn.
14. Nguyễn Nữ Phương Dung, nhà hoạt động, Sài Gòn.
15. Nguyễn Thúy Hạnh, nhà hoạt động nhân quyền, Hà Nội.
16. Nguyễn Trang Nhung, nhà hoạt động nhân quyền, Hà Nội.
17. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo Đôc lập, Hà Nội.
18. Nhà Thơ Hoàng Hưng, nhà thơ, cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn
19. Phan Đắc Lữ, 393 QL13 Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Sài Gòn.
20. Phan Hải Yến, Sài Gòn.
21. Tống văn Công, nhà báo
22. Trần Đức Thạch, nhà thơ, cựu tù nhân lương tâm, Nghệ An.
23. Trần Minh Quốc, Nhà giáo nghỉ hưu.
24. Trương Long Điền, Công chức hưu trí, Long Xuyên, An Giang.
25. Uông Đình Đức, 168/37 Nguyễn Cư Trinh Q1t/tphcm.
26. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang.
27. Vũ Thế khôi, Nhà giáo ưu tú

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.