Bảo Chúc Biệt Đoàn & Những Chặng Đường Tắt Đuốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo đúng phương án tuyên truyền đã được định sẵn, Ủy Ban Thế Vận Hội Bắc Kinh trưng dụng một chuyên cơ của hãng hàng không Trung Quốc (TQ) để dành riêng cho hoạt động của đoàn bảo tiêu chuyên trách việc chuyển vận ngọn lửa Olympic và cây đuốc Thế Vận Hội 2008. Phần đầu của chiếc chuyên cơ này có vẽ một biểu tượng thế vận hội và một áp phích “Journey of Harmony” (Cuộc hành trình hài hòa), mục đích là để định danh và mô tả cuộc rước đuốc Thế Vận dài 85 ngàn dặm vòng quanh thế giới trước khi về “sân nhà”. Đó chỉ mới là đoạn nhạc dạo của toàn bộ tiến trình tổ chức Thế Vận Hội 2008 được dự trù là phải cực kỳ hoành tráng. Rõ ràng là Bắc Kinh có đầy đủ cơ sở để khuếch đại tối đa tầm vóc cuộc rước đuốc thế vận 2008. Rõ ràng là Bắc Kinh đang dồn sức tân trang một bộ mặt mới, sau hơn một thế kỷ lê thê cúi đầu nhục nhã từ thời bị liệt cường xâu xé và cuộc chiến tranh nha phiến, xuyên suốt trận chiến xua quân xâm lăng Tây Tạng, rồi qua biển máu của cuộc cách mạng đại nhảy vọt, kéo dài cho tới biến cố Thiên An Môn năm 1989. Rõ ràng là Bắc Kinh muốn xác nhận với nhân dân Trung Hoa rằng có cơ hội ngẫng đầu này chính là nhờ công ơn của đảng CSTQ.

Có kẻ trong bộ chính trị CSTQ hồ hởi mệnh danh thế vận hội 2008 này là một “quang diện vận hội”, nôm na là một “thời cơ rửa mặt” của Bắc Kinh, dùng để phô trương với thế giới (và chủ yếu là với nhân dân Trung Hoa) về thành quả “tứ hiện đại hóa” tân kỳ của đảng CSTQ.

Lại có người trong khối dân oan hàng trăm triệu của TQ quy kết ngay rằng Olympic 2008 là một sô diễn hào nhoáng cho tính độc bá của đảng CSTQ chứ không phải là niềm hãnh diện của nhân dân Trung Hoa, mà không hề ngại rằng đó là quan điểm thiếu cơ sở hay quá sớm.

Thực tiễn đã ghi nhận những gì trong “Cuộc hành trình hài hòa” dài gấp tám lần cuộc vạn lý trường chinh vào đầu thế kỷ 21 này?

1. Những chặng đường thắp đuốc soi sáng lịch sử

JPEG - 13.5 kb

Hành trình rước đuốc Bắc Kinh 2008, ngay ở chặng đầu, đã mang lại một số kết quả nằm ngoài dự liệu của ban tổ chức. Không phải ngẫu nhiên mà cuộc rước đuốc Bắc Kinh 2008 tự khắc nhắc nhớ cho cả thế giới về tầm vóc và độ khuếch đại của những lần tổ chức Thế Vận trước đây trong lịch sử. Cũng không phải ngẫu nhiên mà thế giới liên tưởng đến Olympic Bá Linh năm 1936, ngay trước khi Đức Quốc Xã xây trục tạo thành thế chiến thứ hai. Nó được đong đếm bằng rất nhiều dữ kiện lịch sử không mấy lịch sự của đảng CSTQ.

JPEG - 109.6 kb

Nó là điểm van xì hơi cho biết bao quan điểm tích lũy của thế giới đối với TQ từ nhiều thập niên trước. Kể từ thời TQ xâm chiếm và tiến hành các chính sách đồng hóa dân tộc Tây Tạng hồi đầu thập kỷ 1950. Kể từ các chính sách chà đạp nhân quyền và bách hại nhân dân Trung Hoa của đảng CSTQ trong suốt 59 năm qua. Kể từ hai cuộc đàn áp khốc liệt người Tây Tạng vào những năm 1959 và 1989 (với Hồ Cẩm Đào là Thái Thú Tỉnh Ủy Tây Tạng vào năm 1989). Kể từ cuộc hải chiến xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào đầu năm 1974. Kể từ nỗ lực hỗ trợ quân viện và kinh viện của Bắc Kinh đối với tập đoàn Mao-ít Pôn Pốt trong nạn diệt chủng và biến đất nước Campuchia thành những cánh đồng sọ người vào những năm cuối thập kỷ 1970. Kể từ cuộc đàn áp thanh niên sinh viên Bắc Kinh thành biển máu trên quảng trường Thiên An Môn hồi tháng 6-1989. Kể từ chính sách hỗ trợ cho chế độ quân phiệt Miến Điện đàn áp nhân dân nước này trong nhiều thập kỷ qua. Kể từ các chiến dịch liên tục tàn hại giáo phái Pháp Luân Công ngay trên lãnh thổ TQ. Kể từ chính sách bưng bít thông tin với hệ thống tường lửa dày kín hàng đầu thế giới. Kể từ chủ trương bành trướng và giấc mộng bá chủ của Bắc Kinh (qua khẩu hiệu “Không việc gì là không có thể – Nothing is impossible”) luôn đe dọa cả hai vùng Đông Á. Kể từ chính sách bảo trợ cho cuộc diệt chủng Darfur ở Sudan. Gần nhất, ngay vào tháng Ba năm 2008, chỉ vài tuần trước khi lễ mồi đuốc được tiến hành tại điểm khởi đầu ở Hy Lạp, là sự kiện Bắc Kinh ra lệnh đàn áp thô bạo sát hại hàng trăm người Tây Tạng tại thủ đô Lhasa, rồi sau đó là ở Tứ Xuyên, Tân Cương, Cam Túc… đồng thời, cấm ngặt tất cả phóng viên nước ngoài vào những khu vực đó.

PNG - 231.2 kb

Gút lại, cuộc thắp đuốc chạy vòng quanh thế giới của Bắc Kinh đã trở thành một chuỗi ôn tập việt dã về lịch sử và văn hóa. Lắm người chợt nhớ tới ngọn lửa nấu cơm đối chiếu với ngọn lửa đốt nhà của Lỗ Tấn. Ánh đuốc thấp thoáng ngoài đường phố nhiều nơi đã soi rọi bóng đêm ngay trong lòng TQ, thông qua hàng vạn bích chương 5 chiếc còng thép liên hoàn và các biểu ngữ viết bằng kiểu chữ rỉ máu. Được liên tưởng đến nhiều nhất phải kể là ngọn đuốc trên tay bức tượng Nữ Thần Dân Chủ bị cán dẹp dưới xích xe tăng của lộ quân Dương Thượng Côn ngay giữa quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

2. Những cuộc đua ngoạn mục giữa các ngọn đuốc

Điểm đến duy nhất của ngọn đuốc Bắc Kinh trên toàn Bắc Mỹ là San Francisco, đọc theo âm Tàu là Cựu Kim Sơn, cũng là nơi có đông người Hoa nhất trên toàn lục địa Mỹ châu. Ngược lại, đuốc Bắc Kinh không phải là ngọn đuốc duy nhất ở đây trong tháng 4-2008:

JPEG - 18.4 kb

Bốn ngày trước khi nó đến San Francisco, ngọn Đuốc Nhân Quyền (Human Rights Torch Relay) do các nhóm Pháp Luân Công cùng một số sắc dân địa phương thực hiện đã chạy ngang đây, sau khi đi qua San Jose và Boston. Tiếp đó là Đêm Thắp Nến tại quảng trường Liên Hiệp Quốc tại San Francisco, với sự tham dự của Giám mục Desmond Tutu, khôi nguyên giải Nobel Hòa bình năm 1984, và tài tử điện ảnh nổi tiếng Richard Gere.

JPEG - 21.9 kb

Cũng vào thời điểm bốn ngày trước khi đuốc Bắc Kinh tới đây, người Việt Nam trong vùng Vịnh San Francisco đã rước Đuốc Nhân Quyền cùng lúc với các nhóm Pháp Luân Công. Và chỉ một ngày trước khi đuốc Bắc Kinh chạy ngang Kim Môn Kiều, người Tây Tạng đã rước Đuốc Tây Tạng (Tibet Torch Relay) qua đó.

Rõ ràng, cây đuốc Bắc Kinh đã chạy sau những ngọn đuốc chính nghĩa trên vùng đất này. Nó còn khác nhau ở ý nghĩa của cây đuốc được đón hay bị đuổi nữa.

3. Những ngọn đuốc tắt làm rơi mặt nạ chế độ

Cộng đồng người Tây Tạng sống ở nước ngoài không đông, tổng cộng chỉ vào khoảng 130 ngàn người, nhưng trong dịp lưu diễn của cây đuốc Bắc Kinh, họ đã tổ chức hàng loạt các cuộc biểu tình sôi động tại nhiều thành phố để phản đối đảng CSTQ, bằng những rừng cờ Tây Tạng và các biểu ngữ “Free Tibet”: Từ đỉnh Olympia của Hy Lạp tràn xuống Luân Đôn, Paris, Bá Linh, München, Hannover, Frankfurt, Zürich, Tân Đề Li, Hán Thành, Kathmandu, Hà Lan, Warsaw, San Francisco, New York, Argentina…

Có nơi họ đã vào khuôn viên đại sứ quán TQ để thay cờ TQ bằng cờ Tây Tạng. Ở nhiều nơi, họ đã giật đuốc Bắc Kinh hay tạt nước cho tắt đuốc Bắc Kinh. Riêng ở Paris, cây đuốc này đã phải bị mồi lại bốn lần.

Ngay tại Bắc Kinh, trước 205 Ủy ban Olympic cấp quốc gia, ngài Chủ tịch Olympic Thế giới Jacques Rogge đã than phiền rằng cuộc rước đuốc Thế Vận không còn là một nghi thức tạo ra niềm vui phấn khích cho mọi người như các Ủy ban mong đợi. Ông cũng thú nhận rằng “quyền phát biểu là một quyền cơ bản của con người, và là điều tất yếu, nên không cần phải ghi thành một điều khoản đặc biệt trong Hiến chương Thế vận”.

JPEG - 13.4 kb

Theo một bản thăm dò mới nhất, có 61% nhân dân Pháp cho rằng biểu tình phản đối Bắc Kinh là điều phải làm, và 62% cho rằng không nên lo sợ TQ trả đũa kinh tế.

Trong dịp cây đuốc Bắc Kinh đi ngang tòa thị sảnh Paris, viên Phó đại sứ của Bắc Kinh tại đây đã chỉ tay vào các biểu ngữ vinh danh Paris là Thành Phố Nhân Quyền và đòi phải triệt hạ vì “nó làm cho chúng tôi khó chịu”. Ngài Thị trưởng Brnard Delanoe không hiểu tiếng Tàu nên không có câu trả lời tại chỗ, nhưng sau khi hiểu ra thì ông cho nhóm họp Hội đồng Thành phố và quyết định xiển dương đức Đạt Lai Lạt Ma là Công Dân Danh Dự của Paris.

Mặt khác, Quốc hội Liên Âu đã biểu quyết rằng Bắc Kinh nên đối thoại với đức Đạt Lai Lạt Ma, với 580 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 45 phiếu vắng mặt.

Bản thu hoạch về cây đuốc Bắc Kinh qua các dữ kiện nói trên: Lúc cháy, nó đã giúp cho nhiều triệu người trên thế giới biết rõ hơn màu cờ Tây Tạng. Còn lúc bị dập tắt, nó cũng giúp cho nhiều triệu người trên thế giới biết rõ hơn bộ mặt thật của Bắc Kinh, khi chiếc mặt nạ của đảng CSTQ bị rơi tuột.

4. Đội bảo tiêu cây đuốc Bắc Kinh trên các lộ trình cắt cụt

Bảo Chúc Biệt Đoàn là đội quân tinh nhuệ được tuyển dụng khắt khe và khổ công huấn luyện từ năm ngoái, với sứ mệnh duy nhất là bảo vệ cây đuốc Bắc Kinh trên đường phô diễn. Họ có thể hình cao lớn, sức khỏe tốt, giỏi võ, mặc đồng phục thể thao hai màu xanh trắng và mang kính đen, thường chạy theo đội hình bao quanh người vận động viên cầm đuốc. Họ được trang bị một số câu đàm thoại cấp tốc và đơn giản bằng năm thứ tiếng để sử dụng trong tinh thần đối phó với đám đông. Chỉ mỗi một điều thiếu sót ở họ, và cũng là điều cần thiết nhất, chính là thái độ ứng xử văn minh.

JPEG - 24.5 kb

Có thể do bởi họ chưa từng được tiếp cận với thế giới bên ngoài TQ. Cũng có thể Bắc Kinh đã đào tạo họ bằng tinh thần của một biệt đội mật vụ xuất khẩu. Cũng có thể, chỉ giản đơn là bởi nếp văn hóa công an trị và chà đạp dân ở trong nước đã thấm sâu vào máu của họ. Hoặc là cả ba lý do trên cộng lại. Cho nên, ở khắp nơi mà cây đuốc đi qua, Luân Đôn, Paris, San Francisco và Argentina… họ đã nhất nhất ra lệnh cách thô bạo cho cả người lực sĩ cầm đuốc lẫn nhân viên công lực của quốc gia sở tại và tùy tiện cắt ngắn lộ trình, hủy bỏ nghi thức bế mạc… như thể mọi thứ đang diễn ra trên quảng trường Thiên An Môn.

Ngay cả Huân Tước Sebastian Coe, Chủ tịch Ủy ban Thế Vận Hội Luân Đôn 2012 cũng bị họ xô dạt ra khỏi đường chạy của cây đuốc. Ông đã gọi đó là một “lũ Tàu khựa côn đồ kinh tởm”!

Ở Paris, bà Tổng trưởng Nội Vụ Pháp Michelle A. Marie cho biết là sẽ điều tra những vi phạm về sự hoạt động “phủ trùm” của đội bảo tiêu cây đuốc Bắc Kinh đối với hệ thống nhân viên công lực của Kinh đô Ánh sáng.

Ở San Francisco, khi đến lượt cầm đuốc, nữ lực sĩ Majora Carter đã rút trong tay áo ra một lá cờ Tây Tạng để vẫy lên thì liền bị lũ an ninh bảo tiêu của TQ giật lấy, đẩy cô ra khỏi đám rước và thay đổi lộ trình, cắt bỏ phần bế mạc buổi diễn. Thị trưởng Gavin Newsom bị mang tiếng là “đã để chính quyền Bắc Kinh xỏ mũi kéo đi” ngay trên sân nhà.

Bắc Kinh còn trịch thượng đề nghị gửi quân sang Úc để giữ an ninh cho cuộc rước đuốc ở thủ đô Canberra và đã gây ra một làn sóng phẫn nộ tại đây. Nhiều người cho rằng chính đó mới thực sự là nguồn gốc lối ứng xử côn đồ xấc xược của Bảo chúc Biệt đoàn.

5. Đuốc Bắc Kinh tới Sài Gòn – Chuyện gì xảy ra?

Nhiều nguồn tin cho biết đã có khoảng 200 công an TQ được gửi theo đợt đầu sang Sài Gòn để huấn luyện công an VN cách dẹp biểu tình chống cuộc rước đuốc Bắc Kinh.

Chắc chắn là nhân dân Việt Nam không hề chống thế vận hội. Họ chỉ bày tỏ thái độ đối với một chính quyền ngoại bang đã xâm chiếm lãnh thổ, hải đảo, lãnh hải và bắn giết ngư dân của họ, thay cho sự câm lặng khiếp nhược đớn hèn của ban lãnh đạo Hà Nội.

Chắc chắn là nhân dân Việt Nam không thể tự cho phép muối mặt chịu đựng cung cách hành xử xấc xược của Bắc Kinh đối với VN, theo kiểu tuyên bố của Thái thú Zhang Qingli ở Tây Tạng: “Đảng Cộng Sản thì như là Cha Mẹ đối với nhân dân Tây Tạng, và Đảng luôn luôn xem xét những gì mà Con Cái cần. Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng là một Đức Phật thật sự cho nhân dân Tây Tạng (The Communist Party is like the parent to the Tibetan people, and it is always considerate about what the children need. The Central Party Committee is the real Buddha for Tibetans)”. Đảng CSVN có thể tự coi là con cái của bọn bá quyền phương Bắc, nhưng nhân dân Việt Nam thì nhất định là không.

Chắc chắn là nhân dân Việt Nam cũng không thể cúi đầu chấp nhận hình ảnh một đoàn quân ngoại bang vào chi phối sinh hoạt của nhân dân cả nước, lại càng khó lòng chấp nhận một nhà nước ngoan ngoãn vâng lời, bưng bít thông tin về các chặng đường tắt đuốc trên thế giới, đe dọa giới trẻ và trông chờ bàn tay ngoại bang đàn áp nhân dân trong nước.

JPEG - 52.7 kb

Sinh viên Lê Minh Phiếu đã thẳng thắn từ chối lời mời cầm đuốc và vạch trần âm mưu của Bắc Kinh nhằm hợp thức hóa việc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là một gương sáng cho những người khác đã được bình chọn cầm đuốc tuyên truyền cho bá quyền phương Bắc. Cũng là một thông điệp gửi đến toàn thể bộ đội Quân Khu 7 vốn đã được lệnh sẵn sàng đàn áp nhân dân ra đường bày tỏ thái độ bất bình của họ đối với đội quân xâm lược đến từ Bắc Kinh. Đặc biệt điều này còn là một nhắc nhớ cho bộ đội Quân Khu 7 về hàng chục ngàn đồng đội của họ đã hy sinh trên chiến trường phía Bắc năm 1979 cho nền tự chủ của nước nhà. Hãy phản đối cuộc “rước đuốc” qua lãnh thổ VN bằng mọi hình thức có thể thực hiện được: 1) kêu gọi cùng nhau dập tắt đuốc; 2) xoay ngang biểu tượng hình nhân Olympic thành bức ảnh một ngư dân VN bị hải quân TQ bắn gục; 3) biến lộ trình thành một chặng đường “chông gai, khó ngửi” cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng; 4) tạo điều kiện khó khăn mọi cách để ban tổ chức phải cắt ngắn hay thay đổi lộ trình; 5) biến cuộc rước đuốc thành một cuộc đuổi đuốc chạy trốn; 6) thông tin cập nhật cho nhau về những “thành quả” dọc đường; 7) sáng tạo ra mọi cách để đốt cháy hy vọng cuối cùng của Bắc Kinh là ít nhất có được hình ảnh thân thiện đón chào ngọn đuốc trên đất nước chư hầu Việt Nam; 8) tẩy chay mọi mặt hàng Trung Quốc; 9) khai phá nhiều phương thức bất ngờ để ban lãnh đạo Hà Nội nhận chân ra rằng lòng dân khác ý đảng.

Giới trẻ Việt Nam vẫn còn đây. Tinh thần Thánh Gióng vẫn còn đây.

Hãy tận lực giúp cho bảo chúc biệt đoàn của Bắc Kinh ôn tập lại những bài học lịch sử thời Lý Thường Kiệt, Ngô Vương Quyền, Hưng Đạo Vương và Bắc Bình Vương của Việt Nam.

Chương Dương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.