Bao Giờ Đảng CSVN Đổi Tên?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 93.2 kb

Đã có tin ĐCSVN rục rịch đổi tên thành đảng Lao Động (như cũ) hay đảng Nhân Dân gì đó. Tin này thu hút mạnh mẽ sự chú ý của mọi người dân trong nước bất kể quan điểm chính trị của mỗi người ra sao. Tin này càng thu hút sự quan tâm của lớp trẻ chúng ta là những người muốn chọn con đường cho cả đời mình cũng như cho đất nước.

Nhóm chúng tôi đang phân vân chuyện chọn đường nào, thì lại càng phân vân khi nghe tin đảng sẽ đổi tên. Nói khác, chính đảng ta sắp đổi tên để từ bỏ con đường (mà từ 1975 tới nay đảng không ngớt rêu rao) thì tại sao riêng chúng ta lại cô đơn mà chọn con đường đó, khi… không còn đảng dẫn đường nữa?

Chúng ta theo đảng không có nghĩa là theo đảng đi bất cứ đâu. Nếu đảng xây dựng chế độ XHCN thì theo đảng còn có lý do, nay đảng đổi tên để từ bỏ XHCN mà chúng ta lại cũng cứ “theo đảng” nữa thì khác gì theo Xuống Hố Cả Nút?

Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy.

JPEG - 57.5 kb

Hãy coi lại môn Lịch Sử Đảng mà chúng ta được học ở bậc đại học, kết hợp hỏi han thêm các bậc cao niên, chúng ta có thể hình dung phần nào cái hồi đảng ta hùng hùng hổ hổ định “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH” ngay sau khi chiếm được miền Nam, thống nhất đất nước.

Khi đó, miền Bắc đã tiêu diệt xong 2 giai cấp bóc lột (địa chủ, tư sản) bằng biện pháp đấu tranh giai cấp quyết liệt và đẫm máu; hầu hết nông dân đã bị nhốt trong các hợp tác xã, khoảng 70% thợ thủ công cũng bị như vậy; thị trường tự do bị ráo riết xoá bỏ, mậu dịch quốc doanh định vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối ở thị trường bán lẻ… Thảm cảnh đã xuất hiện nhưng bị đổ lỗi do chiến tranh và bị che dấu một phần nhờ viẹn trợ từ Liên Xô và phe XHCN.

Thời gian để làm cái việc “xoá bỏ” và “cải tạo” nói trên tốn 20 năm ở miền Bắc thì đảng Lao Động định thực hiện trong vòng vài-ba năm ở miền Nam, do vậy thảm cảnh xuất hiện rất nhanh, rất gay gắt, tạo ra cái gọi mà báo chí trong nước gọi là mười năm đêm đen. Chúng ta chưa sinh ra, nhưng có thể hỏi bất cứ ai trong số vài chục triệu người trên 50 tuổi vốn là nạn nhân thời đó.

Đảng cấp tốc cho bầu lại quốc hội đề ban hành hiến pháp mới gọi là hiến pháp xây dựng CNXH, trong đó xác lập quyền cai trị vĩnh viễn của đảng. Đảng đổi tên thành Cộng Sản và lớp thanh niên kế tục sự nghiệp của đảng cũng được đổi tên như vậy.

Những thành tự kinh tế thu được trong 20 năm Đổi Mới thực chất là do đảng đi theo con đường tư bản, nhưng đảng lại nói rằng đó là nhờ sự kiên trì chủ nghiã Mác-Lênin. Quả là sự cố chấp hiếm thấy.

Trong bối cảnh đó, liệu có thể tin rằng đảng CSVN sẽ nhanh chóng trở lại tên là đảng Lao Động?

Chúng tôi chưa tin

Từ đời ông, đời cha chúng ta tới nay, qua các kỳ đại hội, có bao giờ đảng ta không nhấn mạnh kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, không nêu lý tưởng bất di bất dịch xây dựng CNXH ở Việt Nam?

Từ khi chúng ta sinh ra, có bao giờ đảng ta nói khác? Hàng triệu sinh viên chúng ta tốn bao công sức để học chương trình triết học Mác-Lênin chả lẽ để rồi chưng hửng vì đảng ta từ bỏ CNXH và CNCS qua vụ đổi tên (sẽ xảy ra nay mai)?

BMP - 80 kb

Cái CNXH thất nhân tâm của Liên Xô mà đảng ta nhập khẩu thì chính đảng ta đã phế bỏ, còn cái CNXH kiểu mới và “chưa có tiền lệ” thì đảng ta đang mày mò – đã được nhóm Thảo, Xuân nêu ra trong bài viết của mình ở diễn đàn này. Mô tả trên giấy thì nó rất đẹp, nhưng làm cách nào để đạt thì chưa rõ, trừ cái cách phải để đảng CS cai trị vĩnh viễn. Mặt khác những cái đẹp mà đảng ta mô tả thì các nước tiên tiến đã đi trước Việt Nam hàng trăm năm mà không cần vai trò nào của đảng Cộng Sản. Cảm ơn nhóm Thảo, Xuân đã viết bài. Những điều trên đã được nhiều bạn tham gia diễn đàn này làm sáng rõ thêm.

Khốn nỗi, đảng ta dối trá đã quá lâu, nên không dễ đột ngột thừa nhận. Mặt khác, đảng ta tuy đang mất niềm tin, mất gốc rể trong lòng dân (đã 3 kỳ đại hội quyết tâm khôi phục lòng tin) nhưng trên bề nổi đảng ta vẫn rất mạnh (quân sự, công an, hệ thống đàn áp, phương tiện tuyên truyền, tài chính chiếm đoạt từ quỹ dân góp…), do vậy đảng ta thấy chưa bị dồn ép tới chỗ phải đổi tên. Nói gì thì nói, đại hội X của đảng rất gần đây vẫn khẳng định đảng ta không buông bỏ con đường đi lên CNXH. Chúng tôi chưa tin đảng ta sẽ đổi tên cho tới đại hội XI, vì chỉ có đại hội mới làm được việc này.

Mục tiêu của việc tung tin “đổi tên”
Nhóm chúng tôi đã thảo luận và xin nêu một số ý kiến để các bạn bàn thêm cho vui.

- Có thể đây là việc thăm dò dư luận, trước hết là dư luận trong nội bộ đảng, đi từ cấp cao nhất xuống tới các chi bộ và sẽ loang ra nhân dân. Và nếu dư luận rộng rãi đòi hỏi thì đảng ta sẽ “chiếu cố” nguyện vọng dân. Nhưng đó là chuyện 5 hay 10 năm nữa. Đủ thời gian để đảng chuẩn bị dư luận.

Để chuyện đó thành sự thật, chúng ta có thể góp sức một phần quan trọng: Hãy tuyên bố chán ngấy cái ảo tưởng thiên đường CSCN.

- Cũng có thể đảng ta muốn thử thách lòng trung thành của đảng viên, trước hết là trong trung ương và bộ chính trị. Tiêu chuẩn để được bầu vào trung ương và bộ chính trị là tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản và chủ nghĩa Mác-Lênin. Nay, ai phát biểu, dù rất dè dặt, có rào đón cẩn thận, thì vẫn rất dễ bị quy kết. Do vậy, người nọ sẽ nhìn người kia một cách nghi ngờ, cảnh giác, để rồi chẳng ai dám bộc lộ chính kiến.

Tóm lại

JPEG - 7.2 kb

Việc đảng ta có đổi tên hay không, nguyên nhân sâu xa là ở dân, tức một phẩn ở chúng ta. Chúng ta hãy tích cực thảo luận vấn đề ở diễn đàn này, cả các bạn tán thành hay không tán thành CNXH và CNCS. (Tiếng Nói Dân Chủ; 22/10/2007)

Lê Biên, Trần Duy An và nhóm SVDHQG HN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…