Bao Giờ Việt Nam Độc Lập?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 68.4 kb

Muốn trắc nghiệm coi Cộng Sản Việt Nam dám giữ thái độ độc lập đối với Trung Cộng hay vẫn còn lệ thuộc, cứ tìm xem mấy bữa nay các báo ở Hà Nội và Sài Gòn có báo nào loan tin về nhà đạo diễn Steven Spielberg hay không. Tuyệt nhiên không thấy báo nào viết lấy một câu về tin Steven Spielberg tuyên bố rút lui, không làm cố vấn cho Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 nữa. Ngay trên các mạng lưới, ít người đọc nên thường được công an kiểm soát nhẹ nhàng hơn báo in, cũng không thấy tin đó. Báo chí bên Trung Quốc tất nhiên hoàn toàn giấu kín không loan báo chuyện này. Ở Việt Nam cũng vậy; giống như bàn tay kiểm duyệt của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã được nối dài từ Bắc Kinh sang tới Hà Nội.

JPEG - 59.1 kb
Đạo diễn Steven Spielberg.

Chắc Trung Cộng sợ nếu cho phép loan tin này thì độc giả Việt Nam sẽ tự hỏi tại sao ông Spielberg lại tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008. Trong thời đại thông tin trên mạng lưới, người ta muốn tìm tin tức rất dễ tìm ra. Họ sẽ biết là Steven Spielberg, cùng với đạo diễn Trung Hoa nổi danh Trương Nghệ Mưu, đã được mời làm cố vấn cho ban tổ chức nghi lễ khai mạc và bế mạc Thế Vận Hội 2008. Nay Spielberg không cho Trung Cộng mượn tên mình đánh bóng cho bộ mặt của họ nữa. Vì ông phản đối chính phủ Bắc Kinh đang nuôi dưỡng một chế độ tàn bạo ở Sudan, một nhóm độc tài chuyên chế đã giết hại 200,000 đồng bào của họ ở Darfur trong 4 năm qua, và khiến cho 2 triệu người dân phải vượt biên tị nạn.

Báo chí ở Việt Nam cũng không được phép loan tin cô tài tử Mia Farrow đã vận động một cuộc tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 hàng năm qua, tạo áp lực buộc chế độ Cộng Sản Trung Quốc phải tuân theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc phong tỏa chính quyền Khartum về kinh tế. Các công ty dầu khí Mỹ, Canada và Âu Châu đã rút khỏi Sudan, các công ty Trung Quốc bèn nhẩy vào thay thế. Trước đây, Sudan phải nhập cảng dầu. Sau khi được Bắc Kinh hỗ trợ Sudan đã đào thêm các mỏ dầu, xây nhà máy lọc dầu và các đường ống dẫn dầu, đã trở thành một nước xuất cảng dầu lửa. Phần lớn dầu xuất cảng bán sang Trung Quốc! Tài tử Mia Farrow đã kêu gọi được hàng triệu người ký tên yêu cầu Bắc Kinh rời khỏi Sudan, cô đã hoan hô Steven Spielberg biết nghe theo lời yêu cầu của bà, và bà đang kêu gọi mọi người tẩy chay các công ty Mỹ đang ủng hộ Thế Vận Hội Bắc Kinh, như Visa, Kodak, vân vân. Nhưng các độc giả Việt Nam không ai được nghe, được đọc các tin tức đó!

JPEG - 80.3 kb
Tài tử Mia Farrow.

Có phải báo đài ở nước ta không thích loan tin về các tài tử điện ảnh hay chăng? Không phải. Ngày hôm qua nhiều báo đã loan tin rất đầy đủ, với các chi tiết hấp dẫn về vụ diễn viên Tạ Ðình Phong ở Hồng Kông muốn ly dị. Vì hình ảnh của vợ anh là nữ tài tử Trương Bá Chi mới được đưa lên mạng lưới. Mà trong hình, chụp cùng với diễn viên Trần Quán Hy, cô không mặc quần áo (báo trong nước viết là ảnh nude, chúng tôi dịch sang tiếng Việt). Tờ báo trong nước đăng cả hình hai vợ chồng tài tử, lấy từ báo China Daily (Bắc Kinh), và còn mô tả là Tạ Ðình Phong “giận tím người,” theo tin tức của Minh Báo (Hồng Kông). Ðiều đó chứng tỏ người làm báo nước ta cũng không thờ ơ trước các tin tức về các ngôi sao điện ảnh. Trên cùng trang mạng đó họ còn ghi hàng chục tin tức các tài tử xi nê khác. Như lời tuyên bố của Dolly Parton về bộ ngực của cô; Brad Pitt muốn cưới trước khi sanh con; hoặc đăng tên sáu cô đào đã ngủ với tài tử Trần Quán Hy và hình ảnh bị đưa lên mạng, khi anh này đi sửa laptop. Toàn là những tin hấp dẫn đủ để cho thanh niên Việt Nam chăm chú đọc, tha hồ bàn tán, khâm phục và noi gương. Họ cũng biết chụp hình, quay phim, gài trong laptop, rồi đưa lên mạng, vân vân. Không ai còn thì giờ nghĩ đến các hòn đảo Hoàng Sa đã bị chiếm nữa!

Như vậy thì khi các báo ở Việt Nam không loan tin nào về vụ Mia Farrow và Steven Spielberg tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh để phản đối chính quyền Trung Quốc, đó là do chính sách của Bắc Kinh và Hà Nội, hai đảng cộng sản đồng chí anh em, không muốn dân Việt biết Trung Cộng đang giúp một chế độ diệt chủng ở Bắc Phi. Hai mươi năm trước, Trung Cộng cũng bảo vệ chế độ diệt chủng Khờ Me Ðỏ ở Campuchia đến phút chót. Hiện giờ họ đang đóng vai quan thầy của nhóm quân phiệt Miến Ðiện và giao thiệp hữu hảo với nhà độc tài Robert Mugabe ở Zimbabwe. Cộng Sản Trung Quốc trước sau như một, đặt quyền lợi kinh tế của họ lên trên hết.

JPEG - 49.9 kb
Hai mươi năm trước, Trung Cộng cũng bảo vệ chế độ diệt chủng Khờ Me Ðỏ ở Campuchia đến phút chót.

Nếu biết chính sách của Bắc Kinh như vậy, đồng bào mình sẽ không cần hỏi tại sao Cộng Sản Việt Nam không dám tố cáo trước dư luận quốc tế việc Bắc Kinh xâm chiếm các phần đất trên bộ và những hòn đảo trên biển của nước ta. Lúc nào họ cũng một mực hòa hoãn, kín đáo, để thương thuyết, đi đêm với các đồng chí, anh em của họ. Cộng Sản Trung Quốc không phải chỉ biết đe dọa mà còn có khả năng mua chuộc nữa. Họ đang dùng tiền bạc, hối lộ, mở rộng ảnh hưởng khắp thế giới qua các hoạt động doanh thương, đầu tư – Sudan chỉ là một thí dụ nổi bật khiến những người có lương tâm khắp thế giới nổi cơn bất bình trước cảnh mấy trăm ngàn thường dân vô tội bị tàn sát.

Trung Quốc đã ký tên vào Công Ước Chống Tham Nhũng của Liên Hiệp Quốc. Các công ty của những nước đã ký công ước này không được phép hối lộ quan chức các nước khác. Khi các công ty dầu khí Âu Mỹ rút khỏi Ecuador vì tình trạng tham nhũng vô độ của công ty quốc doanh dầu khí nước này, Bắc Kinh đã nhẩy vào và đã chi ra hàng trăm triệu Mỹ kim để hợp tác khai thác dầu. Nigeria là một nước nhiều dầu lửa nhất Phi Châu, nhưng dân chúng vẫn sống trong cùng khổ. Năm ngoái, chính phủ Ấn Ðộ đã ngăn không cho một công ty dầu Ấn Ðộ hợp tác với Nigeria, ngay sau đó công ty Khai Thác Dầu Hải Ngoại của Trung Quốc đã bỏ ra hơn 2 tỷ Mỹ kim để mua 45% quyền khai thác một vùng mỏ dầu mà công ty Ấn Ðộ đã phải bỏ đi. Hàng trăm triệu Mỹ kim sẽ vào tay các quan chức tham nhũng. Năm 2005, ông Hồ Cẩm Ðào đã viếng thăm và viện trợ cho Gabon, “không đặt một điều kiện nào cả.”

Ở Ðông Nam Á, chính phủ Campuchia cũng nhận được 600 triệu đô la Mỹ, vô điều kiện. Nhưng sau đó Campuchia đã cho Trung Quốc quyền khai thác dầu ngoài khơi. Năm ngoái, Phi Luật Tân được Ngân Hàng Xuất Nhập Cảng Trung Quốc hứa cho vay mỗi năm 2 tỷ Mỹ kim, trong ba năm. Chế độ quân phiệt Miến Ðiện cũng cho Trung Quốc khai thác dầu khí, đổi lại Bắc Kinh ngăn cản không cho Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án bọn quân phiệt đàn áp các tăng sĩ và Phật tử.

Ngoài các món tiền viện trợ, Trung Quốc còn bành trướng qua ngả các ngân hàng cho vay lãi nhẹ. Trong ba năm từ 2001 đến 2003, các ngân hàng Trung Quốc đã cho người nước khác vay 7.6 tỷ Mỹ kim vào năm 2001, 9.6 tỷ năm 2002, đến năm 2003 đã lên 14.4 tỷ. Tại các nước Á Châu, số tiền Trung Quốc cho vay đã tăng từ 9% lên 13%, rồi 21%, cũng trong ba năm đó. Những dự án đầu tư bị các ngân hàng Âu Mỹ chê vì không đủ tiêu chuẩn, thì các ngân hàng Trung Quốc sẵn sàng cho vay, chỉ cố để đặt chân vào gây ảnh hưởng lâu dài. Sở dĩ các ngân hàng Trung Quốc làm được như vậy vì đó không phải là những ngân hàng tư có trách nhiệm với cổ đông. Bốn ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, chuyên cho vay ở nước ngoài, đều là ngân hàng chính phủ. Và họ không thiếu tiền. Dân chúng Trung Hoa, hàng tỷ người, gửi 11 ngàn tỷ đồng nhân dân tệ trong các ngân hàng chính phủ, nhận được lãi suất rất thấp, chỉ có 2 tới 3% một năm. Vì chỉ có các ngân hàng của nhà nước được đặt chi nhánh khắp nơi, người dân không có cơ hội gửi tiền vào các ngân hàng tư nhân hoặc ngoại quốc. Với số tiền đó, tương đương với khoảng 1,300 tỷ Mỹ kim, các ngân hàng Trung Quốc tha hồ cho vay theo tiêu chuẩn chính trị của đảng Cộng Sản, chứ không cần kiếm lời. Ðó là một vũ khí cho cuộc bành trướng thế lực trên thế giới của Cộng Sản Trung Quốc.

JPEG - 101.6 kb

Và khi nào những người cầm quyền ở Việt Nam vẫn là những người đồng chí anh em với cộng sản Trung Quốc thì không có một lực lượng nào ở nước ta có thể đứng lên tìm cách ngăn cản bớt cơn sóng bành trướng đó. Mối đe dọa bành trướng sẽ càng ngày càng mạnh hơn. Một bài trước trong mục này đã nói tới việc sử dụng quỹ đầu tư 200 tỷ đô la Mỹ của chính phủ Bắc Kinh. Một nhà kinh tế thuộc ngân hàng Bank of America đã tính rằng chính phủ Trung Quốc sẽ dùng một phần quỹ đó để tài trợ các công ty của Hoa kiều đang hoặc sẽ hoạt động ở vùng Ðông Nam Á. Thử tưởng tượng nếu họ dành ra một số tiền nhỏ, khoảng một tỷ Mỹ kim, chia ra nhiều xí nghiệp thuộc nhiều quốc gia Ðông Nam Á. Trong mươi năm họ sẽ có một mạng lưới các cơ sở kinh tế làm nội ứng cho chính sách bành trướng của Cộng Sản Trung Hoa!

Bao giờ báo chí Việt Nam được phép loan báo các tin tức như vụ nhà đạo diễn Steven Spielberg tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh? Bao giờ người Việt trong nước được tự do xuất bản sách của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma? Ðó sẽ là những dấu hiệu cho thấy nước Việt Nam có độc lập hay không! Khi mà Sở Kiểm Duyệt ở Bắc Kinh có cánh tay kéo dài sang tới Hà Nội, thì nước Việt Nam chưa độc lập! (Người Việt; Thursday, February 14, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…