Báo Tự Do Ngôn Luận số 2

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Đôi lời cùng bạn đọc” đăng ở trang 1 của tờ báo. (vì quan trọng nên đăng thêm một kỳ

Bạn thân mến,

Tờ báo Bạn đang cầm trên tay quá khiêm tốn về hình thức, vì phương tiện vật chất và kỹ thuật của chúng tôi rất nghèo nàn. Nhưng hoài bão của nó lớn lao: góp phần tháo gỡ guồng máy độc tài và khai thông con đường tự do dân chủ cho Đất nước.

Bạn và chúng tôi hẳn đều ý thức rằng tự do dân chủ mà mọi người Việt đều khao khát, và do nhân phẩm mà chúng ta được quyền, trước hết là tự do thông tin ngôn luận, bằng mọi phương tiện (nói, viết, hình ảnh…), dưới mọi hình thức (truyền thông đại chúng, sáng tác văn học nghệ thuật, công trình học thuật nghiên cứu…).

Tự do nói, viết, truyền đi những điều mình thấy, biết; tự do bầy tỏ một cách công khai những điều mình tin tưởng, như niềm tin tôn giáo, khuynh hướng chính trị… và tự do tiếp nhận những nguồn tin từ mọi phía. Đó là điều mà Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982, đã xác nhận: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào khác theo sự lựa chọn của mình” (điều 19,2). Và Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, cũng phần nào lặp lại: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin…” (điều 69). Nhưng trong thực tế, tại Việt Nam chúng ta, dưới chế độ cộng sản độc tài toàn trị, từ hơn nửa thế kỷ qua, Nhân dân chúng ta chưa bao giờ có quyền đó, chưa bao giờ ra được một tờ báo in, báo nói hay báo hình tư nhân, độc lập. Mọi tin tức, mọi quan điểm, mọi nhận định, mọi phương tiện truyền thông, mọi khuynh hướng văn học nghệ thuật, mọi công trình học thuật nghiên cứu… đều nằm dưới sự kiểm soát và cho phép của đảng Cộng sản Việt Nam và đều nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ chế độ Cộng sản. Sự kiểm soát này được pháp chế hóa qua Luật Báo chí năm 1989 (bổ sung năm 1999) và hơn 20 văn bản pháp quy khác từ đó đến nay. Chủ trương độc đoán, khắt khe, chuyên quyền, tùy tiện về thông tin ngôn luận này trước hết đã xúc phạm nhân phẩm và nhân quyền của mỗi người chúng ta, chà đạp lên chính Hiến pháp quốc gia và Công ước quốc tế.

Thứ đến, nó gây nên bao thảm trạng lẫn thống khổ cho Dân tộc và ngày càng đưa Đất nước đến chỗ bế tắc.

Tự DO NGÔN LUẬN ra đời, trước hết là để khẳng định và đồng thời thực hiện quyền tự do căn bản đó. Chúng tôi mạnh dạn vượt qua những cấm cản vô lý vô luật của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để cho nó ra mắt mà không xin phép. Thứ đến, tuy tài hèn sức mọn, chúng tôi cũng nhắm mục đích cung cấp cho đồng bào những tin tức chân thực và những nhận định đúng đắn nhất có thể về hiện trạng Đất nước đủ mọi mặt, trong ước vọng và xác tín rằng “Sự Thật sẽ giải thoát chúng ta”, giải thoát chúng ta khỏi đám mây đen của mù quáng vô tri, khỏi bức tường ngăn chận sự thật và bưng bít thông tin của ý thức hệ độc tôn Mác xít, khỏi ngục tù giam nhốt tim óc của chế độ độc tài Cộng sản, khỏi gông cùm sợ hãi của một bộ máy cầm quyền chỉ biết cưỡng bức trí lòng và hăm dọa cuộc sống nhân dân để thống trị.

Bán nguyệt san Tự DO NGÔN LUẬN xin chân thành đón nhận mọi hợp tác, hỗ trợ cùng chung mục tiêu và đường lối, không nhận đăng tải các bài chủ trương dùng bạo lực để giải quyết vấn đề dân chủ cho Việt Nam hoặc bút chiến vô bổ hay phê phán khiếm nhã.

Tự DO NGÔN LUẬN mong được sự ủng hộ của tất cả những ai tha thiết với tiền đồ Đất nước, đặc biệt với những Đồng bào trong và ngoài nước muốn thực hiện một bước đột phá trên con đường tự do dân chủ đầy chông gai và hiện đang bị chế độ độc tài tìm mọi cách cản trở.

Xin hết lòng cảm ơn.

Ban Biên tập
email: binhan2005@gmail.com
truongson81@gmailcom


Word - 1.7 Mb
Báo trong dạng DOC

PDF - 1.5 Mb
Báo trong dạng PDF

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.