Bảo Vệ Giếng Dầu Của Tổ Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chúng ta hãy xem những gì mà người láng giềng Trung Quốc đã làm trong thời gian qua:

Sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên trở thành một cường quốc của thế giới. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới và họ có lực lượng quân sự hùng mạnh khiến các cường quốc hàng đầu cũng phải dè chừng.

Tuy nhiên, do mục tiêu phát triển bằng mọi giá – Như lời của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã hứa hẹn trước nhân dân: “Chúng tôi nhất định sẽ tập trung tinh thần sức lực tiến hành xây dựng, một lòng một dạ tìm kiếm sự phát triển.” – đã khiến cho họ phạm nhiều sai lầm. Trung Quốc đang phải đối mặt với những vấn đề lớn, nếu không được giải quyết sẽ có nguy cơ phá hủy mọi thành quả của họ từ trước đến nay. Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên, Trung Quốc là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về tiêu thụ tài nguyên và thải ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ước tính trong vòng 20 năm nữa, chỉ còn 6 loại tài nguyên thiên nhiên ở Trung Quốc còn đủ khả năng cung cấp. Tiếp theo là vấn đề chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, tạo ra sự mất cân bằng nghiêm trọng, đặc biệt đã hình thành tâm lý “thù giàu” ở một bộ phận người nghèo. Người Trung Quốc coi “Giáo dục, y tế và nhà ở” là Tam Đại Sơn, nghĩa là 3 quả núi lớn. Giống như ở các nước Cộng sản khác, người dân Trung Quốc cũng phải đối mặt với những khó khăn lớn về giáo dục, y tế và nhà ở. Một vấn đề không kém phần nghiêm trọng mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn lẩn tránh, đó là nguy cơ chệch hướng XHCN, xa rời lý tưởng Cộng sản, ngày càng tiến gần đến chủ nghĩa bá quyền.

Vừa qua, Quốc Vụ Viện Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý 3 quần đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Thực tế từ năm 1974 Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa. Chưa dừng lại ở đấy, họ luôn tìm cách chiếm Trường Sa bằng quân sự, và thực tế họ đã xâm chiếm được nhiều đảo. Gần đây nhất, Trung Quốc tiếp tục thực hiện những cuộc tập trận ở Hoàng Sa, mở tour du lịch, xây dựng hải cảng, sân bay và các công trình quân sự trên những đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đảo thì hoang vu, không bóng người, tại sao họ lại phải tranh chấp với ta? Vấn đề ở chỗ có thêm một hòn đảo là có thêm hàng nghìn cây số vuông biển, nghĩa là có thể khai thác dầu lửa ở đó. Cho nên tấc đảo quý hơn tấc vàng. Nếu mất đảo, mất biển, thì sẽ mất dầu lửa.

Trung Quốc và các nước khác đều đói dầu lửa. Nhưng, nếu họ đói một thì chúng ta đói mười. Người dân Việt Nam đã thấu hiểu những hậu quả của việc thiếu dầu lửa và tăng giá xăng dầu. Chúng ta ý thức được dầu lửa là tài nguyên chiến lược quan trọng hàng đầu của quốc gia, của thế hệ hôm nay và mai sau. Hiện nay, do chưa có nhà máy lọc dầu, Việt Nam phải xuất khẩu dầu thô với giá rẻ, để rồi lại nhập dầu thành phẩm (xăng, dầu nhớt, dầu chạy máy…) với giá cao. Vì vậy, khi giá dầu thế giới tăng thì giá xăng dầu trong nước cũng tăng.

Tình hình ở Trung Quốc cũng diễn ra tương tự. Mặc dù nền kinh tế phát triển nhanh, luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao, nhưng do chưa tập trung ưu tiên cho các ngành công nghệ cao, đầu tư chất xám, nên họ đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu tài nguyên, năng lượng và ô nhiễm môi trường. Trung Quốc đã có hàng loạt bước đi nhằm củng cố an ninh năng lượng quốc gia, trong đó chiến lược quan trọng nhất của họ là hướng ra Biển Đông, nơi có những giếng dầu với trữ lượng lớn mà nước ta đang khai thác.

Những hành động gần đây của nhà cầm quyền Trung Quốc, cho thấy họ đang tiến gần đến việc chiếm hoàn toàn 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc dự tính, đến năm 2020, nước này sẽ bước vào thời kỳ hoàng kim và vươn lên đứng đầu thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc các nước láng giềng như Việt Nam sẽ trở thành sân sau, thành chư hầu của Trung Quốc; Nếu còn đi theo người anh cả Trung Quốc, học tập kinh nghiệm xây dựng XHCN đặc sắc Trung Quốc, thì chẳng những không có được XHCN mà ngay cả nền độc lập dân tộc cũng bị đe dọa.

Nếu thiếu cảnh giác để nước ngoài chiếm mất hai quần đảo quan trọng đó, thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Nên nhớ, lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm phương Bắc. Nhân dân ta đã đấu tranh kiên cường để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ giống nòi. Chưa bao giờ tinh thần bất khuất, kiên cường chống các thế lực ngoại xâm của dân tộc ta mất đi. Bây giờ, tinh thần đó đang dâng lên mạnh mẽ.

Trung Quốc và Đài Loan luôn đối đầu với nhau như lửa với nước. Thế mà thời gian gần đây, họ đã dẹp bỏ thù riêng, cùng bắt tay nhau để thực hiện âm mưu chiếm quần đảo Trường Sa. Hành động của họ là phi nghĩa, chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Công lý có bảo vệ ta không? Tinh thần quốc tế vô sản trong sáng đâu mất rồi? Và người dân Việt Nam có thể tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong lúc nguy nan này không?

Con người đang tìm những nguồn năng lượng mới thay thế tài nguyên hóa thạch, nhưng ít nhất trong 30 năm tới, dầu lửa vẫn là tài nguyên quan trọng hàng đầu của con người. Chỉ cần nhìn vào những biến động lớn trong đời sống người dân Việt Nam do tăng giá xăng dầu, cũng đủ thấy tầm quan trọng của dầu lửa. Chưa nói đến cái mục tiêu xa vời là XHCN, ngay như mục tiêu trước mắt là xóa đói giảm nghèo sẽ trở nên khó thực hiện nếu không có dầu lửa. Những quyết định thiếu sáng suốt của các nhà lãnh đạo trong lúc này sẽ đẩy người dân vào tình cảnh khó khăn.

Đây là thời cơ để các lực lượng Dân chủ trong và ngoài nước cùng lên tiếng bảo vệ chủ quyền đất nước, thể hiện tinh thần trách nhiệm trước nhân dân. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về cuộc khủng hoẳng năng lượng của thế giới đang ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Cuộc khủng hoẳng đó và cuộc tranh chấp trên Biển Đông có chung bản chất, đó là dầu lửa. Trong thế kỷ 21, nước nào có trong tay dầu lửa, nước đó sẽ chiến thắng. Ngược lại, mất dầu lửa là mất tất cả.

Hỡi đồng bào cả nước. Hỡi thanh niên sinh viên. Hỡi các lực lượng dân tộc trong và ngoài nước. Hỡi quân đội nhân dân Việt Nam. Hãy chiến đấu và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam trước khi quá muộn.

Việt Nam, ngày 15 tháng 12 năm 2007
Trần Quốc Hiên (ĐDCND)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.