Bệnh Sốt Xuất Huyết Đang Bộc Phát Dữ Dội Tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mới bước vào đầu mùa mưa, bệnh sốt xuất huyết đã xuất hiện ở khắp các tỉnh phía Nam, đặc biệt nó hoành hành dữ dội tại khắp 13 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tính đến ngày 15 tháng 7 năm 2006, người ta đã phát hiện 23.426 ca nhiễm bệnh, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 14 người bị thiệt mạng (tăng gấp đôi). Đây là con số do ngành Y tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long công bố. Tuy nhiên nhiều dư luận đã cho là con số này không trung thực vì trên thực tế có rất nhiều ca nhiễm bệnh mà không được ghi nhận hay không báo cáo, do nhiều lý do như các cơ quan chức năng không nắm bắt được tình hình thực tế, sự yếu kém về khả năng cũng như thiếu phương tiện của ngành y tế hiện nay.

Theo sự nhận định của các nhà chuyên môn thì khả năng Sốt Xuất Huyết sẽ bộc phát thành dịch do môi trường biến động, tạo điều kiện cho muỗi và bọ có thể phát triển nhanh. Trong khi đó theo kết quả xét nghiệm của viện Pasteur Sàigòn thì ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện một số chủng vi khuẩn (virus) mới rất độc như virus tip II, virus huyết thanh D1…Chính sự biến đổi chủa chủng virus làm cho sức đề kháng của nhiều người chưa kịp thời thích ứng, khiến bệnh diễn biến vô cùng phức tạp. Bệnh Sốt Xuất Huyết có bốn loại nên mỗi người đều có thể mắc căn bệnh này bốn lần trong đời. Bác sĩ Phạm Văn Bé, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang cho hay đã có 322 người nhiễm bệnh phải nhập viện (số ca mắc bệnh Sốt Xuất Huyết trên 15 tuổi đặc biệt cao, chiếm trên 20%), nguy hiểm nhất là trường hợp tái nhiễm. Trên thực tế, việc phối hợp giữa các ban ngành với ngành y tế ngăn chặn, phòng ngừa Sốt Xuất Huyết chỉ được duy trì đến cấp huyện. Còn cấp xã, phường, thị trấn thì nơi có nơi không. Tình trạng này rất phổ biến tại nhiều tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Bác Sĩ Nguyễn Thị Bé Bảy, Trưởng khoa Nhi bệnh viện Đa khoa An Giang nhận xét ‘‘Nhiều phụ huynh đưa con em nhập viện cho biết đã cho các cháu ngủ mùng và làm vệ sinh quanh nhà rất cẩn thận. Vì vậy không loại trừ khả năng nhiễm Sốt Xuất Huyết khi đi ngang qua khu vực đông người’’. Bác Sĩ Bảy còn nói thêm với tình trạng số người nhiễm bệnh Sốt Xuất Huyết đông như hiện nay đã khiến cho công tác điều trị của ngành y tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở nên quá tải. Khoa nhi của bệnh viện Đa khoa An Giang chỉ có 150 giường, nhưng nhiều ngày qua liên tiếp nhận 150-180 bệnh nhân, nên phải bố trí hai người vào một giường. Đáng lo nhất là việc đầu tư vào công tác phòng ngừa thiếu hụt một cách đáng ngại. Tại Bạc Liêu, ngân sách chỉ cấp cho ngành y tế 270 triệu trong khi thực tế chi phí phòng chống dịch lên đến hàng tỉ đồng. Tại nhiều địa phương, ngành y tế lại thiếu cả nhân lực khi chính quyền khoán trắng cho ngành y tế.

Một cán bộ y tế than rằng trong trườngg hợp cần xử lý môi trường xuất hiện bệnh, thì chỉ có ngành y tế lo mà thôi. Họa hoằn lắm mới có ban ấp tham gia. Sự phối hợp tùy tiện này đã đẩy ngành y tế vào thế đơn phương độc mã giữa vùng lửa của cuộc chiến chống Sốt Xuất Huyết. Hệ lụy lớn nhất của nó là mở ra vùng trắng kiến thức phòng ngừa bệnh, nghĩa là chẳng hiểu gì cả về việc phòng chống Sốt Xuất Huyết. Dịch Sốt Xuất Huyết đã lan rộng đến vùng Tây nguyên, công trường thủy điện Sê San 4 (Gia Lai) từ đầu tháng đến nay đã có khoảng 150 công nhân mắc bệnh. Khu vực Khánh Hòa có điểm dịch tại huyện Vụ Ninh, ngày cao điểm có khoảng 30-35 bệnh nhân phải nhập viện. Sài Gòn là một trong những tỉnh thành có số người bị mắc bệnh Sốt Xuất Huyết cao nhất, từ đầu năm đến nay đã có hơn 3318 người mắc bệnh Sốt Xuất Huyết, trong đó có hai trường hợp tử vong. Khu vực miền Bắc cũng đã phát hiện nhiều người mắc bệnh Sốt Xuất Huyết nằm rải rác ở một số tỉnh.

Trong thời gian tới Sốt Xuất Huyết sẽ còn nóng bỏng vì khả năng tự phòng ngừa của người dân lại thấp và sự tham gia một cách hời hợt cho có lệ của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Bệnh này thường xảy ra ở các nước nằm trong vùng nhiệt đới vào mùa mưa. Thái Lan, Mã Lai …hàng năm cũng xảy ra bệnh Sốt Xuất Huyết nhưng nhờ vào chính quyền và ngành y tế các nước này ra sức phòng chống một cách hữu hiệu nên sự tác hại không có gì đáng để nói. Trong khi Việt Nam thì nhà nước chỉ nói quan tâm bằng mồm chứ chẳng mấy bắt tay vào việc tận diệt dịch Sốt Xuất Huyết làm cho nhiều người dân bị thiệt mạng một cách oan uổng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.