Biểu Tình Chống Chủ Tịch Quốc Hội Việt Cộng Tại Tokyo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thứ hai ngày 17 tháng 3, mặc dù là ngày đầu tuần làm việc thế mà nhiều người Việt Nam cư ngụ tại Tokyo và vùng phụ cận vẫn tập trung đông đảo trước hội quán Keidanren, văn phòng Tập đoàn đầu tư Nhật Bản, để phản đối Chủ tịch quốc hội Việt cộng Nguyễn Phú Trọng đến đây trình bày về thực trạng Việt Nam để kêu gọi Nhật vào đầu tư.

Tại cửa ra phía Bắc nhà ga Tokyo, nơi được chọn làm địa điểm tập họp, bà con gặp nhau sau những cái bắt tay là khen nhau ngay, thứ Hai mà cũng dám nghỉ hãng đi biểu tình ngon quá ta ơi. Nhiều tiếng cười đáp lại, đâu có ngon gì, đồng bào ở trong nước biểu tình là bị công an bắt bớ, trù dập mà vẫn xuống đường mới ngon chứ, còn ngoài này thì sợ ai, cùng lắm là bị trừ ngày lương đâu có nhằm nhò gì, mà lần này biết sớm nên lấy phép nghỉ trước đâu bị trừ lương.

Ga Tokyo, ngày thứ hai đông người đi làm việc đông như kiến nên không có chổ rộng để tập họp, bà con phải chia từng toán đứng rải rác khắp nơi, tôi chạy đến chỗ này chào hỏi một chút, chỗ kia trò chuyện năm ba câu chưa thỏa lòng là đã nghe Ban tổ chức loan báo đến giờ lên đường.

JPEG - 98.1 kb

Cảnh sát đã dành cho đoàn biểu tình. một địa điểm rất thuận lợi, có thể chận ngay đầu đoàn xe Nguyễn Phú Trọng rẽ vào hội quán. Vì đã chuẩn bị sẵn nên chỉ một thoáng là cả một rừng cờ, biểu ngữ được giương lên, nổi bật nhất là tấm hình linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng phóng lớn thu hút ngay sự chú mục của người đi đường và nhất là làm hết hồn mấy tên sứ quán Việt cộng đang đứng bên kia đường lén chụp hình đoàn biểu tình. Tôi đã tự nhủ chẳng nên nóng nảy với cái tụi Việt cộng đó làm gì thế mà cũng phải ứa gan lên, nói thật nếu không có hàng rào cảnh sát chận ngang thì tôi sẽ chạy qua xỉ mặt cho bọn chúng biết đừng dở thói hăm he chụp hình để lập sổ đen, sổ đỏ. Chẳng phải riêng tôi mà nhiều đồng bào cũng nổi nóng vác loa lên đả đảo chúng nó khiến cho những nhân viên công lực thường đi sát với đoàn biểu tình (những người cảnh sát này hiểu nghĩa hai tiếng đả đảo) ngạc nhiên, chạy đến nói là Nguyễn Phú Trọng chưa đến đâu, hô làm gì cho mệt, khoảng 15 phút nữa mới đến.

Vì Ban tổ chức đã có nhiều kinh nghiệm với lãnh đạo Việt cộng chuyên đi cửa hậu, nên đã phối trí người theo dõi để báo cho bà con biết lúc nào bọn chúng đến mà hô đả đảo, nhờ vậy mà chúng không thể nào thoát khỏi vòng vây của đoàn biểu tình cho dù xe chở Nguyễn Phú Trọng không gắn cờ và xe cảnh sát dẫn đường là một chiếc xe màu đen cùng màu với đoàn xe của chúng, không chớp đèn đỏ trên mui. Tiếng hô đả đảo cộng sản Việt Nam đàn áp nhân quyền, đả đảo Nguyễn Phú Trọng vang động cả một khung trời trước sự chứng kiến của hàng ngàn người Nhật từ các văn phòng làm việc xung quanh đó đổ ra đường đi ăn trưa.

JPEG - 99.6 kb

Một tiếng đồng hồ sau, đoàn biểu tình của đồng bào Việt Nam chúng ta đã khóa chặt đường rút lui của Nguyễn Phú Trọng và y cũng không thoát khỏi một trận đả đảo nên thân, trước sự chứng kiến của những người Nhật đi ăn trưa về. Hai người Nhật có mặt trong buổi nói chuyện của ông Trọng khi ra về đi ngang qua đoàn biểu tình, ghé lại cho biết rằng tấm hình người tù chính trị bị bịt miệng này đánh động lương tâm của nhiều người Nhật chúng tôi lắm, vì thế chẳng ai tin những lời ông Trọng nói là chính quyền của ông ta luôn tôn trọng nhân quyền. Chúng tôi có hỏi thế thì việc kêu gọi đầu tư của ông Trọng các ông nghĩ thế nào, một trong hai người Nhật này đáp rằng kêu gọi thì cũng cho có mà thôi, thật ra ngày hôm nay đến để khoe về một số luật đầu tư mà Quốc hội CSVN đã cố gắng sửa đổi cho hợp với nền kinh tế hội nhập, nhưng cũng còn quá mơ hồ. Các anh biết mà, giới đầu tư khi thấy nơi nào làm ăn được là xăng tay áo nhảy vào ngay chứ chẳng cần mời gọi, còn thấy quá nhiều bất cập thì có trải thảm đỏ cũng chẳng ai quan tâm.

Thêm một chuyện nữa mà ngày sau tôi được biết là việc xe ông Chủ tịch Quốc hội CSVN chạy đến hội quán Keidanren không cắm cờ và xe cảnh sát dẫn đường không chớp đèn là kế hoạch của sứ quán Việt cộng ở Tokyo, với hy vọng qua mặt được đoàn biểu tình. Chúng chỉ có cách này mà thôi vì đường vào hội quán Keidanren không có cửa hậu. Ở trong nước thì ra sức đàn áp người dân, ra ngoài này thì lấm la, lấm lét chạy trốn đồng bào như tên ăn trộm, lãnh đạo đảng CSVN toàn một lũ “thượng đội hạ đạp”, đầu đội Trung Quốc chân đạp dân.

(Nữ ký giả Nam Phương tưòng trình từ Tokyo)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.