Biểu Tình Chống Nguyễn Tấn Dũng Trước Trụ Sở Liên Hiệp Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 96.6 kb

Cuộc biểu tình chống thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, đang có mặt tại Liên Hiệp Quốc để vận động CSVN được vào thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An tại Liên Hiệp Quốc, bước vào ngày cao điểm 25 tháng 9, quy tụ khoảng trên 500 đồng hương Việt Nam từ khắp nơi trên Hoa Kỳ và thế giới về tham dự. Trong khi các nơi còn tiếp tục lái xe đổ về địa điểm trên các tuyến đường khó khăn vì nạn kẹt xe, con số tham dự vào lúc cao điểm theo ước đoán có thể lên đến gần 1.000 người.

Sau cuộc họp khoáng đại cộng đồng vào lúc 10 giờ sáng ngày Chủ Nhật 23-9-2007 tại Houston Street Center, China Town, New York, với sự tham dự của các vị lãnh đạo cộng đồng và tôn giáo, vào ngày thứ Hai, 24-09, hàng trăm người Việt đã tập họp ra quân bắt đầu biểu tình trước khuôn viên trụ sở Liên Hiệp Quốc, trong lúc Tổng Thống Mỹ George W. Bush đọc diễn văn khai mạc đại hội thường niên Liên Hiệp Quốc. Cũng trong ngày thứ Hai, phái đoàn cộng đồng Việt Nam đã được văn phòng Đại sứ Pháp ở Liên Hiệp Quốc tiếp đón và lắng nghe thỉnh nguyện của cộng đồng Việt Nam về tình trạng vi phạm nhân quyền cùa CSVN hiện nay trong nước.

Theo ông Nguyễn Văn Tánh, Trưởng Ban Điều Hợp tổ chức biểu tình ở New York, trong hai ngày 20 và 21 trước đó, đại diện các cộng đồng, giáo phái Cao Đài và đồng hương đã có những cuộc vận động với một số đại sứ các quốc gia trong Liên Hiệp Quốc là Na Uy, Đức, Phần Lan, Hòa Lan và Thụy Điển, để thỉnh cầu các quốc gia này không bỏ phiếu chấp thuận CSVN là một thành viên không-thường-trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, với những thành quả rất tốt đẹp.

Người ta đã thấy rất nhiều khuôn mặt cộng đồng đã về tham gia cuộc vận động và sinh hoạt biểu tình tại New York lần này. Các vị trong phái đoàn vận động với các đại sứ ở Liên Hiệp Quốc được ghi nhận như Ông Nguyễn Văn Tánh, Trưởng ban Điều Hợp tổ chức biểu tình; Luật Sư Nguyễn Thanh Phong, Chủ Tịch Cộng đồng New York; Ông Lai Thế Hùng, Chủ Tịch CĐNVQG Âu Châu; Ông Trần Quán Niệm, Chủ tịch Cộng đồng Nam New Jersey; Ông Nguyễn Tường Thược, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị VN tại Hoa Kỳ; Ông Nguyễn Đình Toàn, B/S Phạm Vũ Vương, B/S Đặng Vũ Chấn…

JPEG - 90.2 kb

Cuộc biểu tình ngày hôm qua đã kéo dài từ 10 sáng đến hơn 4 giờ chiều, trong lúc thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng có mặt đọc diễn văn xin được vào làm thành viên không thường trực tại LHQ, được coi là cao điểm trong chương trình biểu tình vận động trong suốt tuần lễ ở New York. Những biểu ngữ đòi tự do dân chủ, tự do tôn giáo và hình ảnh công an CSVN bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý cùng với rừng cờ vàng đã gây chú ý cho người qua lại và phái đoàn các nước LHQ. Các thành phần thanh niên trẻ đã cùng các thế hệ cha anh tích cực đóng góp trong cuộc biểu tình này, điều động hô những khẩu hiệu tố cáo CSVN vi phạm nhân quyền, cũng như tiếp xúc giải thích tuyên vận cho nhân viên các phái đoàn LHQ cũng như người địa phương.

Đại diện cộng đồng Việt Nam cũng đã tiếp xúc với Ủy Ban Nhân Quyền của LHQ và Đại Sứ Mỹ ở LHQ trong ngày hôm qua để trao thư thỉnh nguyện và tài liệu về nhân quyền VN.

Chiều cùng ngày, sau khi cuộc biểu tình chấm dứt, nhiều phái đoàn đã trở về địa phương trong đêm để kịp đi làm ngày hôm sau. Mặc dầu lịch trình sinh hoạt của phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng được giới hạn giấu kín để tránh đối đầu với các cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt Tỵ nạn, nhưng theo chương trình, các cuộc vận động và biểu tình của đồng bào tại New York sẽ được tiếp tục trong các ngày còn lại trong tuần này, trước khi Liên Hiệp Quốc biểu quyết lại thành viên không thường trực HĐBA cho nhiệm kỳ 2007-2008 vào tháng 10 tới đây.

Trao Đổi với Đại Sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc

Song song với cuộc biểu tình của đông đảo đồng hương dàn chống Nguyễn Tấn Dũng tại khu vực gần tòa nhà Liên Hiệp Quốc, Nữu Ước vào trưa ngày 25-9-07, một phái đoàn của những người tranh đấu cho dân chủ cho Việt Nam đã hẹn gặp Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc để trình bày quan điểm của người Mỹ gốc Việt. Chính bà Đại Sứ Joan Plaisted cùng hai phụ tá về kinh tế xã hội và về nhân quyền đã vui vẻ đón tiếp phái đoàn.

Phái đoàn đã đưa ra quan điểm rằng Hà Nội chưa xứng đáng ngồi trong Hội Đồng Bảo An LHQ dù chỉ ở vị thế 2 năm không thường trực vì vẫn đang thô bạo vi phạm nhân quyền. Phái đoàn cũng đưa ra những dữ kiện cho thấy mỗi khi Hà Nội đạt được một thắng lợi ngoại giao sau khi tỏ vẻ cởi mở tử tế, thi` ngay sau đó CSVN lại xiết chặt kềm kẹp và gia tăng đàn áp dân trong nước v.d như sau khi vào WTO, tổ chức APEC, được quy chế PNTR v.v… Cho nên chính sách giao lưu để chuyển hóa tới dân chủ của HK chỉ có thể hữu hiệu nếu duy trì áp lực thường trực lên Hà Nội về dân chủ nhân quyền và đề nghị với Hoa Kỳ cây gậy phải cứng hơn và củ cà rốt khó lấy hơn. Bà Đại Sứ cho biết việc VN được vào Hội Đồng Bảo An LHQ gần như là chắc chắn vì thể lệ bầu chọn theo vùng và VN là ứng viên duy nhất tại Châu Á kỳ này.

Bà hy vọng khi vào, VN sẽ có dịp học hỏi và áp dụng tinh thần và tiêu chuẩn dân chủ của thế giới hiện nay. Bà cũng nhắc lại quyết tâm thúc đẩy dân chủ trên thế giới của tổng thống Bush mà ông đã thể hiện qua bài diễn văn tại LHQ ban sáng. Cuộc trao đổi ý kiến, được bên Đại sứ Hoa Kỳ yêu cầu không thâu băng ghi biên bản, sau đó đề cập đến một số cách giúp thúc đẩy nhân quyền dân chủ tại VN qua những định chế thế giới. Sau đó hai bên đã chụp chung những tấm hình lưu niệm qua ống kính của phóng viên Gia Huy của RFA. Phái đoàn tranh đấu gồm: Ông Vũ Bảo Kỳ, thuộc VPAC, BS Đặng Vũ Chấn, Việt Tân, ông Nguyễn Văn Tánh, cộng đồng New York, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, cộng đồng Boston, ông Nguyễn Đình Toàn, cộng đồng Philadelphia, cô Trinity Phạm, cộng đồng Việt Nam Nam California, anh Trần Đông Đức và cựu chiến binh HK Jerry Kyley.

****

Biểu Tình Trước Trụ Sở LHQ Phản Đối Nguyễn Tấn Dũng Phần 1


****

Biểu Tình Trước Trụ Sở LHQ Phản Đối Nguyễn Tấn Dũng Phần 2


Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…