Biểu Tình Chống Tuyên Truyền Của Cộng Sản Việt Nam Tại Bankstown-Sydney

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau hai cuộc biểu tình thành công với số người tham dự kỷ lục tại thủ đô Canberra (31/10) và Sydney (2/11), tối ngày 4 tháng 11 vừa qua, hơn 10 ngàn đồng hương đã tiếp tục tham dự cuộc biểu tình chống buổi trình diễn ca nhạc, có mục tiêu tuyên truyền của Cộng sản Việt Nam tại Bankstown, thành phố Sydney.

Mặc dù buổi trình diễn văn nghệ của Cộng sản Việt Nam khai diễn lúc 7 giờ tối, nhưng từ chiều, đồng bào đã lũ lượt kéo về địa điểm biểu tình Bankstown Town Hall sớm hơn dự định, với khí thế quyết liệt ngăn chặn không cho cộng sản Hà nội ngang nhiên tuyên truyền trên những phần đất tự do. Tham dự trong đoàn biểu tình có đầy đủ quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn đoàn thể và thân hào nhân sĩ. Thượng nghị sĩ Michael Halton đã có mặt cùng đồng hương Việt Nam trong suốt 3 cuộc biểu tình vừa qua và ông tuyên bố sẽ cùng với nhân dân Việt Nam đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do dân chủ và phú cường.

Rừng cờ vàng với những tiếng hô đả đảo cộng sản vang dội trong trời đêm Sydney, cũng dội vào lòng người, khiến những người dự định vào xem văn nghệ đã chùn bước. Con số người đến tham dự cuộc tổ chức văn nghệ của CSVN đêm nay đặc biệt thưa thớt, qua ước tính số người đi vào hội trường qua cửa chính ở phía trước hội trường, cũng là ngay phía trước của đoàn biểu tình, thì không lên tới 100 người. Trong khi đó số người đến tham dự biểu tình càng ngày càng gia tăng. Vào lúc 8 giờ tối, số người đã lên đến trên 7 ngàn, và sau đó, ban tổ chức cho biết đã có trên 15 ngàn người hiện diện.

Đồng thời, ban tổ chức thông báo ngay tại hiện trường, với áp lực mạnh mẽ và cương quyết của đồng bào qua các cuộc biểu tình đầy chính nghĩa, đảng lao động tại thành phố Bankstown đã ra quyết định không cho phép bất cứ đoàn văn công nào của Hà Nội đặt chân đến Banktown một lần nữa. Đây là thắng lợi to lớn của cộng đồng người Việt toàn Úc châu.

Sau cuộc biểu tình này, còn có một cuộc biểu tình thứ tư sẽ được tổ chức tại Melbourne vào ngày chủ nhật ngày 6/11/.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”