Phóng Viên Không Biên Giới lên tiếng về bản án đối với nhà hoạt động Lê Đình Lượng

Phóng Viên Không Biên Giới - RSF

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF lên tiếng chỉ trích việc kết án tù đối với nhà hoạt động nhân quyền Lê Đình Lượng.

Blogger Việt Nam bị tuyên án 20 năm tù

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, RSF, lên án bản án 20 năm tù đối với blogger Lê Đình Lượng, một bản án nặng nhất từ trước đến nay, vì những hành động bị cho “nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Đồng thời, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới kêu gọi Nghị Viện Châu Âu ngăn chặn bất kỳ thỏa thuận thương mại nào với Việt Nam.

Được đưa ra sau một phiên tòa ngắn ngủi, trong đó các nhân chứng đã không được phép làm chứng, bản án 20 năm tù này là bản án tù dài nhất mà một công dân Việt Nam bị tuyên phạt, chỉ vì đã nỗ lực truyền tải thông tin đến quần chúng. Trước khi bị bắt vào tháng 7 năm 2017, ông Lê Đình Lương đã viết về một loạt các vấn đề xã hội trên Facebook dưới bút danh Lo Ngoc.

Một trong những cái gọi là “tội cáo buộc” của ông, là việc chỉ trích công ty thép Formosa của Đài Loan tại Hà Tĩnh, miền Trung Việt Nam, đã gây ra thảm họa môi trường biển nghiêm trọng. Ông cũng bị buộc tội vì đã chỉ trích chính quyền Việt Nam không giải quyết thỏa đáng thảm họa môi trường này.

Người đứng đầu văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, ông Daniel Bastard, cho biết: “Bản án cực kỳ khắc nghiệt đối với ông Lê Đình Lương là thêm một bằng chứng cho thấy lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đang gia tăng đàn áp các bloggers.

Ông Bastard nói thêm: “Liên Minh Châu Âu được dự kiến sẽ phê chuẩn một hiệp định tự do thương mại với Việt Nam vào cuối năm nay, nhưng chúng tôi kêu gọi các thành viên của Nghị Viện Châu Âu đông lạnh những hiệp ước để tránh hỗ trợ những vi phạm tự do thông tin này”.

Bản cáo trạng đối với ông Lượng, mà RSF đã có được một bản sao, hầu như hoàn toàn dựa trên sự phân tích về dữ liệu tài khoản Facebook của ông Lượng, thay vì dựa trên nội dung các bài viết của ông, như trong trường hợp của các bloggers khác bị kết án trước đây tại Việt Nam.

Vì lý do này, vụ xét xử ông Lê Đình Lượng có thể được xem là một chỉ dấu đen tối của tự do Internet tại Việt Nam, dưới đạo luật an ninh mạng vừa được thông qua cách đây hai tháng.

Theo đạo luật mới, có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019, các nền tảng kỹ thuật số quốc tế như Facebook sẽ phải kiểm duyệt tất cả các nội dung được chính phủ xem là gây tranh cãi, đồng thời phải lưu trữ dữ liệu của người sử dụng ở Việt Nam và trao dữ liệu này cho chính quyền theo yêu cầu. Đạo luật an ninh mạng này được dự kiến ​​sẽ triệt tiêu  lãnh vực báo chí công dân tại Việt Nam.

Các phương tiện truyền thông cổ điển tuân thủ chặt chẽ các kiểm duyệt của Đảng Cộng sản tại Việt Nam, tiếp tục bị xếp hạng gần chót trong bảng xếp hạng chỉ số Tự Do Báo Chí Thế Giới năm 2018 của RSF – đứng ở hạng thứ 175 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí.

Nguồn: Phóng Viên Không Biên Giới