Bỏ Iraq Sẽ Nhìn Thấy Một Thảm Cảnh Việt Nam

William Shawcross

William Shawcross – The Sunday Times 26/8/07 – Khánh Ðăng lược dịch

Một người đã nhìn thấy Việt Nam biến thành địa ngục sau khi người Mỹ ra đi, cảnh báo việc gây ra thảm hoạ tương tự cho Iraq.

Không phải tất cả mọi người sẽ cho đó là một cái bằng danh dự được tuyên dương một cách thiên vị bởi Tổng thống Bush trong một bài diễn văn về Iraq, nhưng nó đã xảy ra đối với tôi hồi tuần trước khi ông Bush cảnh báo rằng cái hậu quả của việc vội vã rút khỏi Iraq có thể đưa đến một cuộc tắm máu còn tồi tệ hơn cái đã xảy ra tại Ðông Dương sau sự thất bại của Hoa Kỳ năm 1975. Trời ơi, tôi nghĩ là ông ta đúng.

Dĩ nhiên là Iraq chưa rơi vào tình trạng đó như tôi và những người ủng hộ việc lật đổ Saddam Hussein đã hy vọng. Vài nhà phê bình người Anh đã lập luận về việc rời bỏ Iraq như sau: cái hậu quả, theo tôi nghĩ, sẽ thê thảm vô vàn hơn là những ghê rợn mà chúng ta đang nhìn thấy hôm nay.

Lời đề nghị (rút khỏi Iraq) đã làm ngơ cái sự thật là đối với những kẻ Hồi giáo cực đoan, và đặc biệt là nhóm khủng bố Al-Qaeda, thì cuộc chiến để đánh bại phương Tây không thể tách rời nhau được. Osama Bin Laden đã nói Iraq là mặt trận tiền phương. Chiến thắng của Al-Qaeda sẽ làm cho nhóm này lớn mạnh thêm ở tất cả mọi nơi.

Trong bài diễn văn dài giống như một bài giảng? ông Bush đã đề cập đến cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Graham Greene, Người Mỹ Thầm Lặng, mà cuốn sách này miệt thị những cố gắng của người Mỹ tại Việt Nam? ông Bush nói: “Mới đây, có hai người ở hai bên đối diện nhau trong cuộc tranh luận về cuộc chiến Việt Nam, đã hợp tác với nhau để viết một bài tiểu luận. Một người là thành viên của toán chính sách đối ngoại của Tổng thống Nixon, và người kia là một nhà phê bình rất gay gắt về các chính sách của chính phủ Nixon. Cùng với nhau, họ đã viết rằng hậu qủa của việc Hoa Kỳ thất bại tại Iraq sẽ thê thảm.”

“Ðây là điều họ viết, ‘Thất bại sẽ đưa đến một sự bùng nổ vô cùng mãn nguyện trong các thế lực Hồi giáo cực đoan, và đẩy toàn bộ cả khu vực Trung Ðông vào một sự hỗn lọan lớn hơn. Cái giá phải trả về nhân mạng và chiến lược sẽ ớn lạnh để tưởng tượng’. Tôi tin rằng họ nói đúng.”

Hai người mà ông Bush đề cập đến là Peter Rodman, một cựu trợ tá của Henry Kissinger và mới đây là phụ tá Bộ trưởng quốc phòng trong chính phủ ông Bush, và tôi.

Khi tôi làm nhiệm vụ tường thuật cuộc chiến Ðông Dương cho tờ báo The Sunday Times, tôi đã chống lại những cố gắng của Hoa Kỳ. Sau khi phía cộng sản thắng, những câu chuyện rùng rợn về sự dã man (của cộng sản) bắt đầu xuất hiện. Hàng ngàn và rồi cuối cùng là hàng triệu người, hầu hết là các “thuyền nhân”, đã trốn thoát sự tàn ác của những kẻ chiến thắng cộng sản Việt Nam. Tại Cambodia, những kẻ chiến thắng cộng sản Khmer Ðỏ thì tàn ác nhiều hơn và khoảng gần 2 triệu người Cambodia đã bị hành quyết hoặc chết.

Sau khi nói chuyện với những người tị nạn Cambodia tại biên giới Thái-Miên, tổ chức một số những cuộc phỏng vấn tại Hoa Kỳ và thâu thập hàng ngàn trang tài liệu chính thức, được phép dưới đạo luật Tự do tìm kiếm thông tin của Hoa Kỳ, tôi đã viết một cuốn sách gọi là Sideshow: Kissinger, Nixon and the Destruction of Cambodia, (Màn phụ: Kissinger, Nixon và Sự Tàn Phá của Cambodia) mà nội dung cuốn sách đã chê trách một cách vô cùng nặng nề chính sách về Cambodia của Toà Bạch Ốc dưới thời Tổng thống Nixon. Cuốn sách đó lập luận về sự thiếu thận trọng của người Mỹ từ 1970-1975 đã đưa đến việc tàn phá đất nước này và giúp cho bọn Khmer Ðỏ tàn ác chiếm được quyền lực.

Ông Kissinger đã từ chối lời yêu cầu của tôi để được phỏng vấn trước khi xuất bản quyển sách, nhưng sau đó người trợ tá của ông ta là Peter Rodman, đã xuất bản cuốn The American Spectator (Người Mỹ Quan Sát) là một cuốn sách dài, rất chi tiết để tấn công tôi và công trình nghiên cứu của tôi một cách rất mạnh mẽ. Tôi đã phản pháo, ông Rodman tấn công lại và cứ thế – sự việc đó khá lý thú và tôi đã bao gồm tất cả những trao đổi đó trong những lần tái bản của cuốn sách Màn phụ: Kissinger, Nixon và Sự Tàn Phá của Cambodia.

Gần 25 năm sau, sau khi Saddam bị lật đổ, điều mà tôi đã ủng hộ, thì cuối cùng tôi gặp Rodman lần đầu tiên và tôi vui sướng mà nói rằng chúng tôi đã trở thành bạn. Ðầu năm nay chúng tôi cùng nhau viết bài tiểu luận đã khiến cho ông Bush chú ý đến.

Hôm nay, cũng như trong thập niên 1970s, giới báo chí truyền thông có một trách nhiệm đặc biệt. Tại Ðông Dương, đa số các ký gỉa Hoa Kỳ và Âu Châu (trong đó có tôi) đã tin rằng cuộc chiến Việt Nam đã không thể và không nên thắng. Cuối cùng thì một cái tít lớn trên tờ Nữu Ước Thời Báo đã viết như thế này:“Ðông Dương không có người Mỹ: Hầu hết có một cuộc sống tốt hơn”.

Sự ngây thơ như vậy đã sai lầm thê thảm, và tôi luôn nghĩ rằng những người như chúng tôi, những kẻ chống cuộc chiến của người Mỹ tại Ðông Dương nên mang bộ mặt vô cùng xấu hổ vì những gì khủng khiếp đã xảy ra sau đó. Tương tự như hôm nay, tôi nghĩ rằng cái mà nhiều kẻ trong giới có thế lực căm ghét (và đó thực sự là như vậy) là việc ông Bush và (cho đến mới đây là ông Blair, Thủ tướng Anh) luôn được công luận chú ý đến.

Nhiều nhà bình luận sa lông có vẻ như muốn đào sâu thêm việc xúc phạm (người dân Iraq) của lính Mỹ tại Abu Ghraib (đã bị chấm dứt nhanh chóng và trừng phạt) hơn là những vụ giết người khủng khiếp hàng loạt và có tính toán của bọn khủng bố, thuộc cả hai phe Sunni và Shi’ite. Quá nhiều người Hồi gíao đã chết tại Iraq, và đại đa số không phải là nạn nhân của lính Mỹ hoặc lính Anh. Họ đã bị giết bởi những người Hồi gíáo khác.

Trên tất cả, chúng ta đã không có sự chú ý đúng đắn đến hàng triệu người Iraq (cũng giống như những người Việt, người Cambodia và Lào cách đây 35 năm) đang đặt niềm tin vào phương Tây. Sự sợ hãi của những thông dịch viên người Iraq làm việc cho quân đội Anh bị bỏ rơi tại Basra chỉ là cái ngọn của một tảng băng.

Bên cạnh đó, nhiều nhà bình luận và chính trị gia người Anh bây giờ đang đề nghị là chúng ta nên bỏ Iraq và chỉ nên chiến đấu tại Afghanistan. Thật là ngẫu nhiên, sự tranh luận này đang xảy ra khi mà lần đầu tiên, người Mỹ đang có những tiến triển khả quan trong việc tảo thanh nhóm Al-Qaeda tại khu vực hậu cứ của chúng tại vùng tây bắc Iraq và thủ đô Baghdad. Dưới sự điều quân của một trong những tướng lãnh tài ba nhất của Hoa Kỳ, tướng David Petraeus, chính phủ của ông Bush đã đưa khoảng 30 ngàn quân Mỹ đến những khu vực này và đánh bật nhóm Al-Qaeda ra khỏi đây.

Thành phần nổi dậy tại địa phương đang bị bất mãn bởi những thủ đoạn tàn ác của Al Qaeda ? chặt đầu trẻ thơ, xẻo mặt người bằng dây đàn dương cầm, dùng xe bồn chứa hơi chlorine và hàng đống xe bomb như những vũ khí giết người hàng loạt để giết càng nhiều người vô tội càng tốt ? và đang đoàn kết lại cùng chính phủ Iraq. Sự tin tưởng đang bắt đầu trở lại: ngay cả vùng Falluja, là một điạ ngục với những phòng tra tấn và bạo động Hồi giáo cho đến khi thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ đến và đuổi Al Qaeda đi, bây giờ đã có một phòng thương mãi đang tăng trưởng.

Vào tháng tới tướng Petraeus phải điều trần về những thành công và thất bại tại Iraq, trước Quốc Hội Hoa Kỳ, là nơi mà cả hai Ðảng Dân chủ và Cộng hoà đang gia tăng nghi ngờ nếu không muốn nói thẳng thắn là chống đối lại những chính sách của Tổng thống Mỹ. Ông Bush có thể tuyên dương một cách chính đáng sự dũng cảm, lòng quyết tâm và những thành công của quân đội Mỹ. Nhưng những tiến triển của họ chưa được đáp ứng đúng bởi sự hòa giải và tiến triển giữa những thành viên người Sunni, Shi’ite and Kurdish của chính phủ Iraq. Sự đe doạ thật sự đối với Iraq bây giờ đang nằm ở đó.

Hậu quả thất bại của Hoa Kỳ tại Iraq có thể sẽ xấu hơn ngay cả Ðông Dương. Như lãnh tụ của nhóm Al-Qaeda tại Iraq là Abu Musab al-Zarqaw đã nói trước khi bị giết chết trong một cuộc không tập của Hoa Kỳ: “Máu của người Hồi giáo được phép đổ ra để ngăn cản một nguy hiểm lớn hơn là việc ngăn cản cuộc thánh chiến jihad” . Sự trả thù kiểu Hồi giáo đối với những người theo đạo Hồi đang cố gắng xây dựng một đất nước Iraq tốt đẹp hơn sẽ vô cùng thê thảm.

Tại sao những ghê rợn gây ra bởi bọn Hồi giáo cực đoan tại Darfur làm cho chúng ta gớm ghiếc hơn là tại Iraq? Bởi vì, theo tôi đoán, trong sự nhảy múa điên cuồng của cái đạo đức gỉa tự dối lòng, chúng ta thích đổ thừa cho Hoa Kỳ hơn. Chúng ta nên trưởng thành.

Những ghê rợn tại Darfur sẽ giảm màu sắc bên cạnh một cuộc tắm máu tại Iraq nếu chúng ta rút ra khỏi nơi đây, trước khi những gì có thể làm được đã được làm để giúp lực lượng an ninh Iraq bảo vệ đất nước của họ chống lại sự tàn ác của những tranh chấp phe nhóm. Tôi hy vọng Thủ tướng Anh Gordon Brown và các cố vấn của ông ta nhận thức ra rằng những ý tưởng mà chúng ta đang tìm kiếm để rút ra khỏi Iraq sẽ bảo đảm một thất bại. Trong cuộc thánh chiến jihad toàn cầu, tuyên truyền là một vũ khí chiến tranh quan trọng hơn bất cứ lúc nào trước đây.

*****

Abandon Iraq and see a Vietnam horror show

A man who saw the hell Vietnam descended into after America left, warns against inflicting the same disaster on Iraq

William Shawcross

Not everybody would regard it as a badge of honour to be cited favourably by President Bush in a speech about Iraq, but it happened to me last week when Bush warned that the consequences of leaving Iraq precipitously could be a bloodbath even worse than happened in Indochina after the American defeat in 1975. Alas, I think he is right.

Iraq has certainly not gone the way that I and other supporters of the overthrow of Saddam Hussein had hoped. Some British commentators argue for abandoning Iraq: the consequences, I believe, would be infinitely more horrible than the horrors we see today.

The suggestion ignores the fact that for Islamic extremists, and especially Al-Qaeda, the war to subjugate the West is indivisible. Osama Bin Laden has said that Iraq is the front line. An Al-Qaeda victory in Iraq will strengthen the movement everywhere.

In Bush’s long and rather literary speech ? he also referred to Graham Greene’s famous novel, The Quiet American, which scorned America’s efforts in Vietnam ? he said: “Recently, two men who were on the opposite sides of the debate over the Vietnam war came together to write an article. One was a member of President Nixon’s foreign policy team, and the other was a fierce critic of the Nixon administration’s policies. Together they wrote that the consequences of an American defeat in Iraq would be disastrous.

“Here’s what they said, ‘Defeat would produce an explosion of eupho-ria among all the forces of Islamist extremism, throwing the entire Middle East into even greater upheaval. The likely human and strategic costs are appalling to contemplate.’ I believe these men are right.”

The two men he was referring to were Peter Rodman, a former aide to Henry Kissinger and more recently assistant secretary of defence in the Bush administration, and me.

When I covered the wars in Indochina for The Sunday Times, I was opposed to the US effort. After the communists won, appalling stories of brutality began to emerge. Thousands and eventually millions of people fled the cruelty of the Vietnamese communist victors, mostly as “boat people”. In Cambodia the Khmer Rouge communist victors were far more brutal and up to 2m Cambodians were murdered or died.

After talking to Cambodian refugees on the Thai-Cambodian border, conducting scores of interviews in America and obtaining thousands of pages of official documents under the blessed US Freedom of Information Act, I wrote a book called Sideshow: Kissinger, Nixon and the Destruction of Cambodia, which was extremely critical of the Nixon White House’s policies towards Cambodia. It argued that American carelessness from 1970-75 helped destroy the country and enabled the monstrous Khmer Rouge to come to power.

Kissinger had declined my requests for an interview before publication but afterwards his aide, Peter Rodman, published, in The American Spectator, a long, detailed and excoriating attack on me and my research. I replied, Rodman counter-attacked and so on ? it was interesting and I included the whole exchange in subsequent editions of the book.

Almost 25 years later, after the overthrow of Saddam, which I supported, I finally met Rodman for the first time and I am glad to say we have become friends. Earlier this year we wrote the article that caught Bush’s attention.

Today, as in the 1970s, the press has a special responsibility. In Indochina the majority of American and European journalists (including myself) believed the war could not or should not be won. At the end one New York Times headline read: “Indochina without Americans: for most, a better life”.

Such naivety was horribly wrong, and I have always thought that those of us who opposed the American war in Indochina should be extremely humble in the face of the appalling aftermath. Similarly today I think that too many pundits’ hatred (and it really is that) of Bush (and till recently Blair) dominates perceptions.

Many armchair editorialists seem to dwell more on the American abuses at Abu Ghraib (quickly stopped and punished) than on the horrific, deliberate mass murders committed by the terrorists, both Sunni and Shi’ite. Far too many Muslims have died in Iraq, and the vast majority have not been killed by American or British soldiers. They have been killed by other Muslims.

Above all, we do not pay adequate attention to the millions of Iraqis who (like Vietnamese, Cambodians and Lao 35 years ago) put their faith in the West. The fear of Iraqi interpreters to the British Army being abandoned in Basra is only the tip of the iceberg.

Yet many British commentators and politicians are now suggesting we should abandon Iraq and fight only in Afghanistan. Ironically, this debate is happening when, for the first time, America is making real progress against Al-Qaeda in its strongholds in the northwest of the country and Baghdad. Under one of America’s best generals, David Petraeus, Bush has committed some 30,000 more American troops into these areas and driven Al-Qaeda out.

Local insurgents have been revolted by Al-Qaeda atrocities ? decapitating babies, slicing off people’s faces with piano wire, using chlorine gas tankers and vast car bombs as weapons of mass destruction to kill as many innocents as possible ? and have rallied to the government. Confidence is beginning to return: even Fal-luja, a hell of torture chambers and Islamist violence until US marines drove Al-Qaeda out, now has a growing chamber of commerce.

Next month Petraeus has to testify on successes and failures in Iraq to Congress, where both Republicans and Democrats are increasingly sceptical if not downright hostile to the president’s policies. He can justifiably praise the courage, commitment and successes of his soldiers. But alas their progress has not been matched by reconciliation and progress between the Sunni, Shi’ite and Kurdish members of the Iraqi government. That is where the real threat to Iraq now lies.

The consequences of an American defeat in Iraq are likely to be even worse than in Indochina. As Abu Musab al-Zarqawi, the Al-Qaeda leader in Iraq, said before he was fortunately killed by a US airstrike: “The shedding of Muslim blood is allowed in order to disrupt the greater evil of disrupting jihad.” Islamist revenge on all those Muslims who have tried to build a better Iraq will be terrible.

Why do the horrors inflicted by Islamic extremists in Darfur seem to appal us, more than those in Iraq? Because, I suppose, in an orgy of self-deluding hypocrisy, we prefer to blame the United States. We should grow up.

The horror of Darfur will pale beside the bloodbath in Iraq if we withdraw before we have done everything possible to enable Iraqi security forces to defend their country against sectarian horrors. I hope Gordon Brown and his advisers realise the impression that we are seeking to leave will guarantee defeat. In global jihad, perception is a more important weapon of war than ever before.

http://www.timesonline.co.uk/tol/news/world/iraq/article2326682.ece