Bô-xít và Tây Nguyên: Cần lên tiếng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào đầu năm dương lịch 2009 ông Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gởi cho ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một bức thư can ngăn ngưng dự án khai thác bô-xít (bauxite) trên vùng Tây nguyên. Sau đó tướng Giáp còn đề nghị ông thủ tướng báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định, với lý do là tuyệt đại đa số các nhà khoa học và xã hội cảnh báo việc khai thác này sẽ gây ra ô nhiễm môi trường sinh thái và xã hội một cách nghiêm trọng về lâu về dài cho đất nước.

Trong thư tướng Giáp còn nhắc lại là vào thập niên 80 sau khi khảo sát đánh giá hiệu quả tổng hợp của các chuyên gia Liên Xô, khối COMECON (Hội đồng tương trợ kinh tế) đã khuyến nghị Việt Nam không nên khai thác bô-xít trên Tây Nguyên do những nguy cơ gây tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, đã không thể khắc phục được đối với dân cư chẳng những tại chỗ, mà còn cả dân cư và vùng đồng bằng Nam Trung Bộ.

Vấn đề triển khai dự án bô-xít với những điều lợi hai ra sao mà phần lớn các chuyên gia đã phải lên tiếng can ngăn và đến nỗi ông đại tướng phải lên tiếng mặc dù chưa biết tiếng nói ông đại tướng ngày hôm nay nặng đến cở nào.

Trở lại thời gian trước đó khi vấn đề khai thác bô-xít đã trở thành chủ đề được bàn tán xôn xao dư luận và có một loạt bài viết đánh giá dự án khai thác bô-xít trên Tây nguyên lợi hại ra sao được đăng tải trên tờ Vietnamnet.

Liên quan đến vấn đề này ông Bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường đã trả lời khi bị Quốc hội chất vấn:

“Trước đây ta nhìn nhận tài nguyên bô-xít không như hiện nay, ít quan tâm từ khai thác đến nhập khẩu. Gần đây do bô-xít có giá trị cao nên các nước, nhất là DN trong nước mới quan tâm như thế. Tôi nghĩ nôm na vậy.”

Về phía lãnh đạo tỉnh Đắk Nông cho rằng, nguy cơ môi trường trong các dự án bô-xít có hiện hữu nhưng không lớn. Đổi lại, bô-xít sẽ đem đến tăng trưởng kinh tế và việc làm cho người dân địa phương. “Mình không làm thì bô-xít vẫn là đất thôi”.

Những người hỗ trợ cho các kế hoạch khai thác bô-xít cho rằng những kế hoạch này giúp phát triển kinh tế trong khu vực và công tác khai thác sẽ sử dụng kỹ thuật hiện đại để giảm thiểu tối đa những hậu quả đối với môi sinh.

JPEG - 55.4 kb

Tuy nhiên những người đưa ra các quyết định, các lựa chọn rất quan trọng về công nghệ kỹ thuật bô – xít-alumina lại không có kinh nghiệm gì về alumina-bô-xít Tây Nguyên (giám đốc Công ty bô-xít Nhân Cơ không trả lời chính xác được câu hỏi “bể bùn đỏ có tổng mức đầu tư là bao nhiêu?”, chỉ đưa ra con số “khoảng 200 tỷ đồng”, tức khoảng 12 triệu U$, thấp hơn 10-15 lần mức bình quân của thế giới; nhưng trên hội thảo cứ khẳng định bể chứa bùn đỏ khổng lồ rộng hơn 200ha “do nước ngoài thiết kế” là “rất an toàn”).

Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, quản lý, nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực thì việc khai thác bô-xít là:

- Không cần thiết vì, nhu cầu về nhôm kim loại của VN không lớn, hàng năm VN chỉ cần nhập khẩu khoảng 100-150 nghìn tấn là đủ dùng (theo Bộ Công Thương).

- Đây là một lựa chọn không thông minh khi phát triển một ngành sản xuất tiêu tốn nhiều nước ngay trên một địa bàn còn đang khát nước vì sẽ làm mất nguồn nước ngọt không có gì thay thế để phát triển các cây công nghiệp trên Tây Nguyên và vì tất cả các dự án bô-xít đều nằm trong khu vực thượng nguồn lưu vực của sông Đồng Nai và Sêrêpốc nên sẽ làm mất nguồn nước cung cấp cho các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Sài Gòn.

- Không làm tăng ngân sách địa phương, vì mục tiêu khai thác và chế biến bô-xít thành nguyên liệu thô để xuất khẩu, nên các dự án bô-xít không dẫn đến việc phát triển các dự án đầu tư có hiệu quả khác. Các khoản thuế nộp cho địa phương là thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường… là không đáng kể, và không đủ bù số tiền ngân sách các tỉnh sẽ phải chi ra để khắc phục suy thoái môi trường do khai thác bô-xít.

- Không an toàn về môi trường sinh thái. Môi trường đất bị chiếm dụng và môi trường sinh vật bị hủy hoại, chất thải bùn đỏ gồm các thành phần không thể hoà tan, trơ, không biến chất và tồn tại mãi mãi như Hematit, Natrisilico-aluminate, Canxi-titanat, Mono-hydrate nhôm, Tri-hydrate nhôm v.v. sẽ phải tồn trữ vĩnh viễn trên cao nguyên dễ có nguy cơ bị trôi lấp, gây thảm họa về môi trường cho các tỉnh phía dưới.

Không bảo đảm sinh kế cộng đồng của các đồng bào dân tộc thiểu số trên Tây Nguyên

Chiếm dụng phần lớn đất nông nghiệp nhưng các dự án bô-xít không mang lại chỗ làm việc cho đồng bào dân tốc thiểu số. Dự án bô-xít Nhân Cơ mới chỉ tuyển chọn được 2 (hai) con em đồng bào dân tộc tại chỗ đi đào tạo công nhân. Hiện dự án bô-xít Nhân Cơ đang gửi người đi đào tạo tại Trung Quốc, nhưng chủ yếu là con em của cán bộ trong công ty từ các tỉnh khác đến.

Theo số liệu của Công ty Alumin Nhân Cơ, để triển khai dự án, số lượng lao động sẽ tập trung vào Tây Nguyên khoảng 3000 người, bao gồm kỹ sư, công nhân kỹ thuật (chủ yếu là người Trung Quốc) và một số ít còn lại là lao động từ ngoài Bắc vào. Đối với dự án Tân Rai (đang triển khai ở Lâm Đồng), tình trạng cũng tương tự, và nguy cơ còn hiện hữu hơn vì nhà thầu Trung Quốc đã thắng thầu.

Việc người dân tộc trên Tây Nguyên sẽ bị đẩy ra ngoài cuộc sống xã hội ngay trên quê hương của mình, thay vào đó là làn sóng di cư mới của những lực lượng lao động có đủ trình độ từ Trung Quốc và các tỉnh ngoài Tây Nguyên đã trở thành hiện thực.

Không phát triển bền vững Tây Nguyên

Tuy hiện nay hạ tầng cơ sở Tây Nguyên còn kém phát triển và trình độ của người lao động còn thấp nhưng thế mạnh của Tây Nguyên là đất đỏ bazan. Đây là nguồn tài nguyên rất quý, là nơi duy nhất có khả năng trồng cau su, cà phê, tiêu, điều, chè. Trong đó, tại các khu vực có mỏ bô-xít các cây trồng chủ lực là cà phê, điều, tiêu và cau su có năng suất bình quân tương đối cao và trình độ thâm canh và canh tác của người dân cũng rất chuyên nghiệp. Đây không chỉ đơn giản là “thế mạnh”, theo khái niệm của kinh tế thị trường, đất đỏ bazan của Tây Nguyên là “thế mạnh cạnh tranh cốt lõi”.

Cơ hội phát triển kinh tế của Tây Nguyên là nhu cầu tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê, chè, điều, tiêu, cau su v.v. trong cân bằng ngân sách của Nhà nước đang ngày càng tăng. Trong hoàn cảnh VN đã gia nhập WTO, thị trường cho các sản phẩm cà phê, điều, cao su ngày càng được bảo đảm. Theo đánh giá của các chuyên gia, sản phẩm các cây công nghiệp trên vùng đất đỏ bazan có thể dần thay thế kim ngạch xuất khẩu của dầu thô (với trữ lượng có hạn và với sản lượng đang ngày càng giảm) của VN.

Với lãnh đạo bình thường có trách nhiệm thì trước mắt chỉ biết dự án bô-xít sẽ giúp cho địa phương phát triển kinh tế, tăng thu nhập và tăng trưởng.

Nhưng đối với hiện trạng tham nhũng là quốc nạn hiện nay thì khó ai bảo đảm là những cán bộ có dính tới dự án khai thác bô-xít tại vùng Tây Nguyên lại không vì tư lợi mà nhắm mắt ủng hộ mặc dù biết được dự án này về lâu dài sẽ gây nguy hại cho đất nước.

Dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên không chỉ ảnh hưởng tới sự an nguy của người dân trong vùng và những khu vực hạ lưu sông Đồng Nai hôm nay mà nó còn kéo dài đến nhiều thế hệ, từ ung thư đến quái thai, dị tật.

Mặc dù dự án đã bắt đầu khai triển, nhưng nhiều nhà khoa học, quản lý, nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan đến phát triển bền vững kinh tế-xã hội Tây Nguyên đã gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc Hội, Chính Phủ CSVN và các tỉnh đề nghị tạm dừng khai thác bô-xít trên Tây Nguyên để tiếp tục nghiên cứu.

Sự nghiêm trọng của vụ việc đã khiến tướng Giáp và một số nhà khoa học đã phải lên tiếng và báo động đến toàn dân. Tuy nhiên nếu đã thấy trước hậu quả lâu dài cho đất nước và một số lên tiếng vừa qua của tướng Giáp và một vài nhà khoa học chưa đủ thuyết phục được chính phủ CSVN ngưng dự án bô-xít thì tốt nhất tướng Giáp và những nhà khoa học, chuyên gia khác còn có lương tâm hãy tiếp tục lên tiếng nhiều hơn; Và hơn thế nữa, mọi người Việt yêu nước cần phải lên tiếng, không thể để những người chỉ vì đồng tiền cho vào túi riêng mà để lại tác hại cho nhiều thế hệ Việt Nam tương lai.

Những người đang cầm quyền phải có trách nhiệm tạm ngưng ngay dự án này, thuê thêm các chuyên gia khảo sát “độc lập”, và trình bày trước toàn dân toàn bộ kết quả khảo sát. Không thể nhắm mắt làm càn để hốt bạc, rồi 10 năm nữa lại đổ thừa cho chất độc Da Cam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.