Bông Hồng cho Trần Thị Nga

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trần Thị Nga bị bắt vào một ngày giáp Tết Nguyên Đán, 26 Tháng Chạp tức ngày 21/1/2017 Dương lịch. Chỉ vài giờ sau khi Trần Thị Nga bị bắt, nhiều tổ chức Xã hội Dân sự và nhiều cá nhân đã ra Tuyên bố khẩn cấp, yêu cầu trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho cô. Nhà hoạt động Hoàng Dũng phản đối việc bắt Trần Thị Nga bằng cách xin đi tù thay cho cô vì cũng có hoạt động như cô là “phổ biến và bảo vệ quyền con người” và vì hoàn cảnh của Nga là bà mẹ đơn thân đang phải nuôi hai con nhỏ. Ba ngày sau, Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) đã ra thông cáo bày tỏ lo ngại về việc này. Và cũng chỉ 3 ngày sau, hình ảnh và video Trần Thị Nga bị bắt xuất hiện tại nghị trường San Jose, California, Hoa Kỳ trong buổi họp đại hội đồng thành phố. Phong trào ký tên đòi trả tự do cho Trần Thị Nga lan rộng từ trong nước đến hải ngoại. Những hoạt động ủng hộ, bảo vệ Trần Thị Nga diễn ra khắp nơi trong và ngoài nước và trên báo chí.

JPEG - 55.1 kb
Hình ảnh Trần Thị Nga tại nghị trường San Jose, California. Ảnh của phóng viên Việt Nam Thời báo.

Mới đây nhất, ngày 16/7/2017, bà con dân oan Dương Nội đã tổ chức buổi họp mặt ủng hộ Trần Thị Nga. Ngoài bà con Dương Nội, buổi gặp mặt có sự tham gia của đoàn dân bị mất đất ở Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) và một số anh chị em hoạt động trong các tổ chức xã hội dân sự ở Hà Nội.

Trần Thị Nga là một người phụ nữ đấu tranh dũng cảm. Giới đấu tranh biết đến cô trong mùa hè biểu tình năm 2011. Từ đó, cô tham gia nhiều hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường, phổ biến quyền con người tới mọi tầng lớp nhân dân, giúp những người dân làm đơn từ khiếu kiện. Cô bám sát sự kiện và quay được những video có giá trị tố cáo cao.Trước đó, cô có nhiều hoạt động giúp người lao động Đài Loan đòi quyền lợi của mình. Cũng vì vậy, nhiều người lao động chịu ơn cô nhưng cũng vì thế mà cô cũng bị nhiều thù ghét của những kẻ muốn chiếm đoạt công sức của người lao động.

Trần Thị Nga thường xuyên bị theo dõi, canh chặn, ngăn cản quyền đi lại và bị hành hung nhiều lần. Trận đòn tàn bạo nhất là ngày 25/5/2014. Hôm ấy cô cùng nhiều bạn đến thăm tôi vừa từ Mỹ về được 1 tuần. Lúc ra về, cô bị côn đồ chính trị đón đường đánh vỡ xương tay và đầu gối chân. Nghe tin, chúng tôi vội đến ngay bệnh viện. Thấy tôi, cô cười phá lên làm tôi phải “mắng”. Cô coi cả trận đòn độc ác này chẳng là gì với cô. Cô phải bó bột, điều trị nhiều ngày. Sau đó cô đi phải dùng nạng hỗ trợ một thời gian dài.

Việc Trần Thị Nga bị bắt, tôi cho rằng lý do chính là ở các hoạt động của cô, đặc biệt là việc cô lên án mạnh mẽ và gay gắt những việc làm sai trái của công an, giới chức cầm quyền làm họ rất khó chịu. Tuy nhiên, trong bản cáo trạng dài 19 trang của Viện kiểm sát Hà Nam không nhắc đến những hoạt động này mà chỉ đề cập tới việc cô viết và đưa hình ảnh lên facebook, youtube và trả lời đài nước ngoài để rê dắt đến tội tuyên truyền chống nhà nước. Đó là những điều Trần Thị Nga tố cáo nhà cầm quyền và biểu đạt tư tưởng của cô mà luật pháp thừa nhận. Có thể xem đó là bản cáo trạng ngược mà người ra cáo trạng là cô.

Theo cáo trạng, Trần Thị Nga không nhận tội, không ký vào bất cứ biên bản nào không chịu chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản (bản ghi thông tin cá nhân tóm tắt của bị can, bị cáo để bổ sung vào hồ sơ vụ án). Đặc biệt, cô còn tuyên truyền cho các phạm nhân ngay trong trại giam. Như vậy, nhà cầm quyền đã không khuất phục được Trần Thị Nga.

JPEG - 101.8 kb
Ảnh: Trịnh Bá Phương

Hôm 18/7 vừa rồi, tại nhà anh Nguyễn Thanh Hà có một buổi họp mặt. Trong buổi họp mặt, mọi người có bàn đến phiên tòa Trần Thị Nga sắp tới. Có ý kiến nêu ra 3 phụ nữ đấu tranh can đảm nhất của Việt Nam, trong đó có Trần Thị Nga. Đó là nhận định của cá nhân đưa ra nên chẳng cần phải lấy biểu quyết nhưng cảm nhận của tôi hôm đó là nhiều người, nếu không nói là tất cả đồng ý với nhận định này.

Tuy dứt khoát và mạnh mẽ khi đấu tranh nhưng Trần Thị Nga rất nhân hậu với bạn bè, đồng đội, với dân oan. Cô sống chan hòa với mọi người, không gây mất đoàn kết và giúp ai thì thật tận tình. Từng nhiều lần cùng cô tham gia các sự kiện, có cả một thời gian cô ở nhà tôi lánh nạn nên tôi hiểu điều này. Cô còn biết làm binh vận. Xin kể một câu chuyện nhỏ. Ngày 20/8/2013, chúng tôi có mặt tại Công an Tp Bà Rịa vì vụ xe của Lê Quốc Quyết bị chặn và bị hành hung. Khi Nga đi lên cầu thang để tìm trưởng công an thành phố thì hai cậu công an nghĩa vụ đứng chặn cầu thang không cho cô lên. Cô nói với họ, chị biết các em đang khoác trên người bộ quần áo công an, nhưng các em vẫn là con người. Bố mẹ, anh chị em của các em đều là những người dân. Nếu em hay người thân của em mà gặp cảnh cảnh sát giao thông chặn xe cho an ninh mật vụ cướp, đánh như chị thế này thì em sẽ làm gì? Em nghĩ thế nào khi chuyện này xảy ra với gia đình em? Một cậu xúc động nói: “Chị ơi ngành công an cũng có người thế này người thế khác, em hiểu điều chị nói nhưng chúng em phải làm theo nhiệm vụ. Chị thông cảm cho em”.

Ngày 25 và 26/7 tới đây tại Tòa án Hà Nam, Tp Phủ Lý, nhà cầm quyền sẽ đưa Trần Thị Nga ra gọi là “xét xử”.

Ngày 20/7, Luật sư của Trần Thị Nga đã có buổi làm việc với thân chủ trước khi họ đưa cô ra xử. Luật sư cho biết tinh thần Nga rất vững vàng, tự tin. Nga có nhắn là hôm ra tòa, cô chỉ mơ một điều duy nhất là sẽ nhận được bông hoa Hồng của người thân gửi tới.

Nguyện vọng của Trần Thị Nga chỉ có thế. Nếu ai không có cơ hội tặng hoa cho Nga thì chúng ta hãy làm những việc tốt cho Nga tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mình. Mỗi việc làm vì Nga cũng là một bông Hồng cho cô. Tôi viết bài này cũng mong được Nga coi là bông hồng của chú gửi tặng đứa cháu gái bất khuất, can trường.

22/7/2017

Nguồn: Blog Nguyễn Tường Thụy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)