Bước ngoặc mới – Quốc tế hóa thảm họa Formosa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đến nay, gần đúng một năm xảy ra sự kiện ô nhiễm vùng biển các tỉnh miền Trung Việt Nam do công ty Formosa gây nên, Ban Hỗ Trợ Môi Trường của Giáo phận Vinh kêu gọi mọi người trên thế giới, đặc biệt, người Việt trong và ngoài nước ký tên vào một thỉnh nguyện thư tố cáo công ty Formosa hủy hoại môi trường Việt Nam và không đền bù thỏa đáng cho nạn nhân.

Thỉnh nguyện thư này sẽ được gởi đến chính phủ Đài Loan, Liên Hiệp Quốc, các chính phủ các quốc gia, và các tổ chức quốc tế.

Đây là một bước ngoặt mới qua việc tranh đấu đòi quyền sống môi trường lành mạnh cho nòi giống Việt. Bước ngoặt này là: tố cáo trước quốc tế thảm hoạ mội trường do Formosa gây ra với sự thông đồng của tầng lớp chóp bu của đảng CSVN.

Những đồng bào sống trong vùng bị thiệt hại đã cho tập đoàn Hà Nội cơ hội để hoàn lương, khi áp dụng luật pháp của nhà nước CSVN để giải quyết vấn đề. Nhưng bộ máy tư pháp của chế độ đã quăng các đơn kiện ra ngoài toà. Trong khi đó, lực lượng an ninh, công an thì ra sức đàn áp người dân khi họ xuống đường tìm công lý một cách hòa bình.

Thực chất, CSVN không bao che cho quyền lợi của Formosa cho việc thải độc. Nói đúng hơn, CSVN không quan tâm chuyện lời lỗ của bất kỳ công ty nào đầu tư vào Việt Nam, đồng thời, CSVN cũng mặc kệ chuyện môi trường bị tàn hại.

Đơn giản, họ ém nhẹm toàn bộ sự kiện vì muốn che giấu những thoả hiệp mờ ám. Bởi vì, với cơ cấu quản lý chính trị chặt chẽ, những thoả hiệp đó không đến từ quyết định của một cá nhân, một cán bộ cấp địa phương mà quyết định bật đèn xanh phải đi từ trên xuống- đi từ tập thể giới lãnh đạo CSVN.

Do đó, sự ém nhẹm toàn bộ sự kiện nhiễm độc Formosa là hành động bảo vệ toàn bộ hệ thống chính quyền độc đoán và chuyên chế của đảng CSVN. Chính hệ thống này đã kiến tạo ra sự băng hoại trong bộ máy chính quyền. Sự băng hoại này rất cần thiết để duy trì quyền lực. Để rồi quyền lực bá đạo này sẽ đem về những quyền lợi cho từng cá nhân từ trên xuống trong bộ máy quyền lực.

Cuối cùng, vì quyền lợi đảng gắn liền với từng thành phần cá nhân đảng viên chóp bu, nên tầng lớp lãnh đạo CSVN bất chấp sinh mạng của những ngư dân gắn liền với biển, bất chấp sự huỷ hoại môi trường dân tôc Việt, ra sức đàn áp người dân tìm Công Lý nhằm ém nhẹm sự thật.

Trở lại với thỉnh nguyện thư gởi đến các chính phủ và tổ chức quốc tế vừa được giáo phận Vinh đưa ra. Trong mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước CSVN với Formosa, mắt xích Formosa là yếu nhất với luật pháp quốc tế. Do đó, với việc thỉnh nguyện thư mới này quốc tế hoá vấn đề, công ty Formosa dễ bị áp lực hơn, khiến có thể tiết lộ sự đồng loã của đảng CSVN trong việc bao che toàn bộ sự kiện Formosa huỷ hoại môi trường.

Nguồn: SBTN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chiến tranh biên giới phía Bắc. Ảnh chụp từ báo Lao Động

Bốn tư lệnh Quân khu 2 chết hay bị giết như “Trương Doãn – Sái Mão” thời Tam quốc?

Quân khu 2 là địa bàn được lịch sử cận đại nhắc đến qua 2 chiến dịch quân sự lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc 7/5/1954; Cuộc chiến chống Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực Vị Xuyên-Hà Giang suốt từ năm 1979-1989.

Địa bàn Quân khu 2 này cũng đã chứng kiến nhiều cái chết bất thường của các vị tướng từng gắn bó với mảnh đất Quân khu 2 nói chung và Hà Giang nói riêng. Xin được liệt kê ra đây một số trường hợp…

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.