Buổi hội thảo về nhân quyền Việt Nam trước UPR tại Genève 4/2

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tin Nhanh Số 6 — Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) 2014

Buổi hội thảo về nhân quyền Việt Nam trước UPR đã hoàn tất

 

Sau phần trình bày của 3 ban diễn giả bao gồm (1) Tình trạng nhân quyền Việt Nam kể từ UPR 2009, (2) Các nhân chứng từ Việt Nam, (3) Các biện pháp đề nghị, buổi Hội Thảo đã kết thúc với bài phát biểu của ông Thierry Oppikofer – Chủ tịch Ủy Ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM).

Sau đó, các diễn giả và cử toạ cùng tham dự một buổi tiếp tân để trao đổi thêm về buổi trả lời chất vấn UPR ngày mai của đại diện nhà nước Việt Nam và các bước vận động kế tiếp.

Đài Radio Chân Trời Mới sẽ tiếp tục tường trình các nội dung phát biểu tại buổi hội thảo hôm nay và các sinh hoạt UPR kế tiếp trong những bài vở sắp đến.

Hoàng Long, Thanh Lan, Trần Sơn kính chào tạm biệt từ Genève

RadioCTM


Tin Nhanh Số 5 — Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) 2014

Đến phần các biện pháp đề nghị
Một số quan khách đặc biệt

 

Sau phần trình bày hiện trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam qua các cặp mắt quan sát quốc tế và qua các nhân chứng người Việt, cuộc hội thảo đã tiến sang phần đưa ra các biện pháp đề nghị để cải sửa tình trạng hiện nay:

Từ trái sang phải: bà Judy Taing thuộc tổ chức nhân quyền Article 19, ông Leon Saltiel thuộc tổ chức United Nations Watch, ông Hoàng Tứ Duy thuộc Đảng Việt Tân, bà Ann Harrison thuộc hội Văn Bút Quốc Tế (PEN International), và bà Libby Liu – Tổng Giám Đốc Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia).

Chúng tôi cũng ghi nhận một số quan khách đặc biệt trong thành phần cử tọa:

Bà Hélène Sackstein, đại diện tổ chức Ký Giả Không Biên Giới tại Liên Hiệp Quốc

Ông Đặng Xương Hùng, cựu viên chức ngoại giao Việt Nam. Ông vừa công khai hóa quyết định rời bỏ đảng CSVN vào đầu năm 2014.

Ông Rolin Wavre thuộc Đảng Radical Geneva, ông Thierry Oppikofer – Chủ tịch Cosunam, ông Michel Rossetti – cựu thị trưởng Genève.

Hoàng Long, Thanh Lan, Trần Sơn tường thuật
2 giờ 45 trưa ngày 4/2/2014 (giờ Genève)

RadioCTM


Tin Nhanh Số 4 — Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) 2014

Ba nhân chứng từ Việt Nam

 

Với việc Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị chận không cho xuất cảnh đến Genève và bị cắt đường dây Internet, ban tổ chức đã cho phát đoạn video thu trước cho phần trình bày của ông:

Sau đây là tiểu sử của 3 nhân chứng từ Việt Nam mà chúng tôi ghi nhận được từ ban tổ chức.

Nhà báo Phạm Chí Dũng:

Ông Phạm Chí Dũng tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế. Ông đồng thời cũng là một nhà báo và nhà nghiên cứu với nhiều bài viết đăng trên những cơ quan truyền thông lớn như đài BBC, đài Tiếng nói Hoa Kỳ, đài Á Châu Tự do và đài Quốc Tế Pháp. Ông Dũng bắt đầu sự nghiệp văn học năm 1986 và được biết đến với những bài viết và bình luận chính trị sâu sắc. Nổi bật với quá trình điều tra và truy cứu về tệ nạn tham nhũng và vấn nạn thiếu tự do báo chí, ông đã bị quản chế năm tháng vào tháng 7 năm 2012 với tội danh cấu kết với “các thế lực thù địch”. Là một đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản trong 20 năm, ông đã được dư luận đặc biệt chú ý kể từ khi ông công khai tuyên bố rời bỏ Đảng hồi tháng 12 năm 2013. Trong tuyên bố ông kêu gọi lập hệ thống chính trị đa đảng.

Luật sư Hà Huy Sơn:

Luật sư Hà Huy Sơn tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân và từng làm việc cho nhiều công ty lớn tại Việt Nam với nhiều trách vụ khác nhau. Ông tốt nghiệp ngành luật năm 1998. Từ năm 2010 ông là Giám đốc văn phòng luật sư Hà Sơn thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội. Ông đã từng là luật sư bào chữa cho nhiều nhà tranh đấu nhân quyền như: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Mục sư Nguyễn Công Chính, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân và Phương Uyên v.v.. Ông đã nhiều lần phát biểu công khai phản đối bản án bất công của nhà cầm quyền VN đối với các nhà dân chủ. Ông là thành viên Ủy Ban Luật Gia Quốc Tế (ICJ) và là một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam.

Nhà báo Trần Quang Thành

Nhà báo Trần Quang Thành sinh năm 1941. Từ năm 1960 – 1972 ông là phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam. Từ năm 1973 – 1982 ông là phóng viên thời sự chính trị của Đài Truyền Hình Việt Nam. Trách vụ cuối cùng trước khi ông bị buộc thôi việc là chuyên viên Viện Nghiên Cứu Phát Thanh và Truyền Hình Việt Nam. Vì lên tiếng chống tham nhũng trong điều kiện Việt Nam chưa có tự do báo chí mà ông đã bị cho “ngồi chơi xơi nước” rồi bị kẻ lạ tạt axít vào mặt, tai nạn xảy ra ngày 4-7-1991. Ông mang thương tật suốt đời, bị mù mắt trái, thương tật 81% sau 15 lần phẫu thuật để tạo hình mặt mũi. Cuốc sống của ông tại Việt Nam bị nhiều đe dọa và nhờ sự can thiệp của chính quyền nuớc Cộng Hòa Slovakia, ông đã định cư tại Slovakia từ tháng 8 năm 2008.

Hoàng Long, Thanh Lan, Trần Sơn tường thuật
2 giờ 30 trưa ngày 4/2/2014 (giờ Genève)

RadioCTM


Tin Nhanh Số 3 — Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) 2014

Nhà báo Phạm Chí Dũng bị phá đường dây vào Internet
Phần trình bày của các nhân chứng Việt Nam bắt đầu

 

Phòng họp đã đầy và vì lý do an ninh bên trong trụ sở Liên Hiệp Quốc nên hơn 70 đồng bào đành đứng bên ngoài và ủng hộ tinh thần.

Quang cảnh bên trong phòng hội thảo:


Đến phần tường trình của các nhân chứng từ Việt Nam, Luật sư Hà Huy Sơn và Nhà báo Trần Quang Thành đang trình bày, với sự điều hợp của chị Ngọc Hiếu

Theo dự tính, Nhà báo Phạm Chí Dũng là một thành viên trong ban nhân chứng 3 người hôm nay nhưng ông đã bị nhà cầm quyền Việt Nam chận lại tại phi trường Tân Sơn Nhất. Và đến phần trình bày của ông qua Skype tại điểm này, đường dây Internet của ông cũng đã bị cắt.

Hoàng Long, Thanh Lan, Trần Sơn tường thuật
2 giờ trưa ngày 4/2/2014 (giờ Genève)

RadioCTM


Radio Chân Trời Mới
Tin Nhanh Số 2 — Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) 2014

Buổi hội thảo về nhân quyền Việt Nam đã bắt đầu

 

Trước hết là phần trình bày của chính giới và các tổ chức phi chính phủ (NGO) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam:

Người đang trình bày là bà Anne-Marie von Arx, một dân biểu Thụy Sĩ đã theo dõi tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Bà từng đến tận nơi quan sát vào năm 2012. Bên cạnh bà là chị Hồng Thuận.

Người đang ngồi tại bàn diễn giả là bà Nani Jansen thuộc tổ chức bảo vệ pháp lý cho các cơ quan truyền thông độc lập Media Legal Defence Initiative, ông Gisle Kvanvig thuộc Trung Tâm Nhân Quyền Na Uy -Norwegian Center for Human Rights, ông Benjamin Ismail thuộc tổ chức Ký Giả Không Biên Giới – Reporters Sans Frontières, và vị đại diện văn phòng Luật sư Đỗ Phủ.

Hoàng Long, Thanh Lan, Trần Sơn tường thuật
12 giờ 30 trưa ngày 4/2/2014 (giờ Genève)

Nguồn: RadioCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…