Các chức sắc 5 tôn giáo họp mặt tại DCCT

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(30.05.2013) – Sài Gòn – Các tôn giáo phản đối hành động vô đạo đức và phi pháp của công an.

Sáng hôm qua, ngày 29.05, khi thấy hai an ninh vào trong khu vực nhà thờ DCCT Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng, phía Đức Mẹ, ngồi quay lưng vào trong, với thái độ bất kính với nơi tôn nghiêm của tôn giáo, cha Giuse Đinh Hữu Thoại, chánh văn phòng DCCT đã đến mời hai anh an ninh này ra ngoài. Anh an ninh mặc áo thun sọc đen trắng ngang phản ứng mạnh mẽ, đưa tay chỉ và xỉa xói cha Thoại. Lúc đó, phóng viên Huyền Trang của VRNs cũng đến để làm việc, và nhận ra chính anh an ninh này là người đã đánh cô Huyền Trang dã man trong đồn công an vào ngày xét xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình.

Viên an ninh này không chịu ra, với lý do tự nhận mình là người Công giáo. Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, bề trên chánh xứ, đến mời anh ta ra, anh ta cũng lập lại mình là người C6ng giáo, và không chịu ra. Cha Bề trên hỏi: “Anh tên thánh gì?” “Gioan”, viên an ninh trả lơi. Cha bề trên hỏi “Gioan nào?” Viên an ninh ấp úng không trả lời được. Anh ta tự nhận mình là người xóm 3, cha xứ yêu cầu anh ra khỏi nhà thờ và mời bố mẹ ra gặp cha xứ nói chuyện, nếu là người Công giáo. Anh ta lấy xe đi ra một cách tức tối, tiếp tục chỉ vào cha Thoại nói năng thô tục và nặng lời.

Khi các chức sắc của Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài giáo Tây Ninh đến, nhiều nhân viên an ninh khác lại xuất hiện ở khu vực nhà sách. Một anh tiếp tục tỏ thái độ không phù hợp với nơi thờ tự, cha chánh xứ lại mời ra. Anh này cương quyết không ra, phải đợi đến khi thầy Phêrô Phạm Công Thuận, giáo sư Anh ngữ, đến kéo tay, dẫn anh ta ra ngoài mới chịu ra.

Hết ý với an ninh!

Cũng sáng nay, Hòa thượng Thích Không Tánh, tổng vụ trưởng vụ Từ thiện xã hội, Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất đã gọi điện thoại báo cho VRNs biết là công an bao vây chùa Liên Trì, không cho thầy ra khỏi nhà. Cũng tương tự như vậy, mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, từ sáng sớm đã ra bến xe để đi Sài Gòn, nhưng công an đã gây áp lực cho bà mục sư, và buộc bà phải gọi ông mục sư về để đợi công an gọi đi làm việc. Một lần nữa, công an Việt Nam giới thiệu mình là những người xâm phạm quyền tự do đi lại của các công dân, chức sắc tôn giáo.

Phản ứng với sự việc này, cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy nói: “Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa bị sách nhiễu nhiều, không cho ông tham gia Hội đồng liên tôn, để lên tiếng về vấn đề nhân quyền cho VN. Chính công an đã cản trở. Chính mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, tối hôm qua đã nói với tôi sẽ đi, nhưng sáng nay công an ngăn chặn. Cộng sản VN viết Hiến pháp là công dân được tự do đi lại, nhưng chính cộng sản đã phản bội HP của mình, vậy viết làm gì?” Cụ Hội trưởng cũng đề nghị các tổ chức Nhân quyền của LHQ phải chú ý vấn đề này. Quý vị ra tuyên bố nhân quyền mà không có chế tài với những nước không thực hiện như VN thì cũng không ích gì.

JPEG - 35 kb
Cụ Lê Quang Liêm

Ông Chánh trị sự Hứa Phi, Hội thánh đại đạo, Tam kỳ phổ độ tòa thánh Tây Ninh nói: “Chúng tôi các chức sắc tôn giáo hẹn với nhau đến DCCT Sài Gòn để bàn với nhau cách hướng dẫn các tín đồ tôn giáo đi vào con đường chân thiện mỹ để cho xã hội để ngày càng văn minh hiện đại… Hòa thượng Thích Không Tánh và mục sư Nguyễn Hoàng Hòa đã bị cản trở không đến được. Như vậy tôi xét rằng nhà nước VN đã vi phạm vào quyền công dân VN. Ngăn cản các chức sắc tôn giáo hội họp với nhau là nhà nước vi phạm tự do tôn giáo”.

JPEG - 32.6 kb
Ông chánh trị sự Hứa Phi (bên phải)

Bà Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng cho biết: “Chúng tôi đến với nhau để bàn về niềm tin các tôn giáo, để đấu tranh cho bất công trong xã hội, và làm cho đất nước VN có tự do dân chủ. Việc cấm Hòa thượng Thích Không Tánh và Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa đến với chúng tôi là nhà nước VN vi phạm các điều 17, 18 và 19 trong Bản tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền, tức là quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do lập hội. Qua việc ngăn cản này, chúng tôi thấy VN vi phạm trầm trọng những gì mình đã ký kết”.

JPEG - 34 kb
Bà chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng

Cha Giuse Đinh Hữu Thoại cho biết: “Tôi được giáo dân báo là an ninh đến rất đông, bao vây quanh cổng nhà thờ và vào ngồi bên trong hành lang nhà thờ. Đích thân tôi đã mời một an ninh ra khỏi nhà thờ, vì đây là nơi tôn nghiêm, không có chuyện đến đây để quan sát theo dõi. Anh an ninh này rất hung hăng, như thể muốn hành hung cả tôi. Chúng tôi thách thức cơ quan công an chứng minh được chúng tôi vi phạm pháp luật. Còn nếu chúng tôi không vi phạm pháp luật thì chúng tôi lên án hành vi lạm quyền của công an, xâm nhập vào khu vực nhà thờ bất hợp pháp”.

JPEG - 40.5 kb
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại (bìa phải)

Ông Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, tộc đạo Châu Thành, Vĩnh Long nói: “Chúng tôi lên án nhà đương cuộc thường rêu rao có tự do dân chủ, tôn trọng nhân quyền, nhưng sáng nay mục sư Nguyễn Hoàng Hoa đã bị ngăn không đến được nhà thờ DCCT để cùng chúng tôi bàn về vấn đề xã hội và nhân nghĩa. Hòa thượng Thích Không Tánh cũng bị ngăn cản không ra khỏi chùa được. Đây là bằng chứng xác thực và hùng hồn nhất là nhà đương cuộc Đảng CSVN nói một đàng, làm một nẻo”.

JPEG - 36.2 kb
Ông Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân

Những nội dung thảo luận cụ thể của các chức sắc thuộc 5 tôn giáo trực tiếp sáng nay và qua điện thoại sẽ được chúng tôi công bố trong thời gian sớm nhất.

PV. VRNs

Nguồn: VRNs

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)