Các nhà viện trợ ngoại quốc cảnh báo Việt Nam về việc khai thác bauxite

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Asia-Pacific News – DPA
10 tháng 6, 2009

Hà Nội – Các nhà viện trợ ngoại quốc đã kêu gọi nhà nước Việt Nam hãy thận trọng với dự án khai thác bauxite vì dự án này có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dân và môi trường tinh khiết ở trung phần Tây Nguyên, theo một viên chức ngoại giao cho biết.

Đại sứ Đan Mạch ở Việt Nam, ông Peter Lysholt Hansen cho biết, “Theo thông tin của chúng tôi, hàng nghìn người dân sẽ bị di dời vì dự án khai thác này, nên chúng tôi đã hỏi thăm phía chính phủ Việt Nam về các kế hoạch di dời và bảo đảm đời sống của những người dân này.”

Ông Đại sứ cũng nói thêm rằng các nhà viện trợ quốc tế cũng đang tìm cách để bảo đảm rằng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ giảm thiểu các ảnh hưởng đến môi trường.

Đại sứ Na Uy ở Việt Nam, ông Kjell Storlokken, vừa đại diện cho các nhà viện trợ đến thăm các khu vực khai thác bauxite, đã cảnh báo các nhà viện trợ trong một buổi họp mặt của Nhóm Tư Vấn Cho Việt Nam đầu tuần nay rằng Việt Nam cần phải rất thận trọng trong việc khai thác nguồn tài nguyên dồi dào này.

Ông Storlokken đã nhắc nhở cử tọa về mối quan tâm từ lâu của các quốc gia viện trợ về nhu cầu phát triễn bền vững cho các sắc dân thiểu số trong vùng Tây Nguyên. Vì vậy việc khai thác cần một sự “quản lý thận trọng” để bảo đảm người dân Tây Nguyên được hưởng lợi ích “đầy đủ và sòng phẳng”.

“Cũng quan trọng như nhau, tất cả mọi nỗ lực cũng phải được thực hiện để hạn chế các phí tổn liên quan đến môi trường trong quá trình khai thác cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên của các vùng phụ cận để bảo vệ tài sản tương lai cho thế hệ sau,” Ông Storlokken đã phát biểu thêm.

Để đáp lại, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, ông võ Hồng Phúc đã cố gắng trấn an các nhà viện trợ.

Ông Phúc nói, “Xin các vị hãy an tâm rằng phía Việt Nam đã chuẩn bị chu đáo cho dự án này để bảo đảm hiệu quả kinh tế cũng như hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến xã hội và môi trường ở mức tối thiểu.”

Các viên chức chính quyền cũng kiên quyết rằng dự án khai thác quặng bauxite này, được dùng để sản xuất nhôm, phù hợp với đề xuất kinh tế 5 năm Đảng CSVN đặt ra năm 2006.

Tuy nhiên, mối quan ngại dai dẳng về đời sống xã hội và môi trường đã khiến chính quyền nhà nước phải bắt đầu bằng một công trình thí điểm và hứa rằng sẽ đưa ra bản báo cáo về ảnh hưởng kinh tế – môi trường đối với hai mỏ khai thác bauxite đang tiến hành hiện nay trước khi họ quyết định sẽ tiếp tục thi hành các công trình còn lại của dự án tại Trung phần Tây Nguyên.

Kế hoạch này theo dự tính đến năm 2015 sẽ khai thác tổng cộng 5.4 tỉ tấn bauxite với 6 công trình khai thác khác nhau trong vùng.

Trong số các nhà phê bình nổi bật trong chính phủ có vị anh hùng chiến tranh 97 tuổi kiêm thành viên sáng lập Đảng CSVN, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ngày 20 tháng Năm, Tướng Giáp đã gửi bức thư thứ 3 đến các lãnh đạo chính phủ và Quốc Hội của Việt Nam, yêu cầu họ ngưng không tiến hành dự án khai thác bauxite. Thay vào đó, Tướng Giáp muốn chính quyền mở các cuộc nghiên cứu chuyên môn về những phương cách khác có thể kích cầu nền kinh tế của miền rừng núi này.

Nguồn bauxite dự trữ của Việt Nam là một trong số các nguồn tài nguyên lớn nhất thế giới ước tính đến khoảng 8 tỉ tấn.

Bauxite được lấy lên từ các mỏ đào mở rộng, đòi hỏi lớp đất phía trên phải được thay thế trước khi khu vực khai thác có thể dùng để trồng trọt hoặc canh tác. Quy trình lọc quặng bauxite sẽ thảy ra chất bùn đỏ với lượng pH cao cần phải được cách ly khi lưu trữ để tránh gây ô nhiễm các nguồn nước.

Các bình luận gia cho rằng địa thế Tây Nguyên khiến việc lưu trữ chất thảy bùn đỏ rất khó khăn và lo ngại rằng ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng đến công nghiệp trồng cà-phê và ca-cao cũng như sẽ tiêu hủy nhiều diện tích rừng, thú rừng, và đời sống văn hóa của đồng bào bản xứ thuộc dân tộc thiểu số.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.