Các quốc gia Á Châu tìm giải pháp bên ngoài ASEAN để giải quyết tranh chấp Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

22/11/2015

Trong 13 năm trời các quốc gia Đông Nam Á đã tìm cách gầy dựng khung sườn đối thoại với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong vùng Biển Đông.

Kế hoạch đó đã bị lu mờ bởi một chiến lược mới thẳng thừng hơn để đối phó với Trung Quốc: đó là củng cố liên minh giữa các quốc gia lo lắng về thái độ ngày càng hung hãn của Trung Quốc. Các viên chức trong buổi họp tại Mã Lai cuối tuần qua đã nhìn nhận như thế.

Một nhà ngoại giao có mặt trong buổi thương thuyết cho biết, “Người ta chưa gạt ASEAN ra đâu. Nhưng một số quốc gia đang tìm các chọn lựa khác để chận không cho tình huống hiện nay trở nên tồi tệ hơn.”

Mặc dầu Trung Quốc có tham dự vào các cuộc đàm phán để lập ra “quy ước ứng xử” trên Biển Đông, Bắc Kinh ngày càng bành trướng lãnh thổ họ kiểm soát, bồi đắp đảo nhân tạo. Vì thế mà những quốc gia như Phi Luật Tân và Việt Nam không muốn đàm phán nữa mà đi lập các liên minh với hy vọng sẽ làm chậm đà bành trướng của Trung Quốc.

Theo ông William Choong, một chuyên gia về an ninh trong vùng tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Singapore, “Quy ước hành xử giống như đi thi hoa hậu – chỉ có vẻ đẹp bên ngoài mà thiếu thực chất”.

Việc thay đổi chiến lược nói trên đúng ý với Hoa Kỳ. Tổng thống Obama ký kết một hiệp ước đối tác chiến lược Mỹ-ASEAN trước khi dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á hôm Chủ Nhật tại Kuala Lumpur, Mã Lai. Đây là một bước tiến nữa cho chính sách “tái quân bằng” tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Hiệp ước đối tác chiến lược diễn ra tiếp theo công tác tự do hải hành của Hoa Kỳ trong vùng Biển Đông được một số quốc gia trong vùng hoanh nghênh như Mã Lai và Phi Luật Tân trong khi bị Trung Quốc lên án.

Tổng thống Obama lên tiếng trong buổi họp với các lãnh tụ quốc gia Đông Nam Á, “Vì mục tiêu ổn định trong vùng, các quốc gia tranh chấp nên ngưng ngay các nỗ lực bồi đáp, xây cất và quân sự hóa các vùng tranh chấp.”

Trên danh nghĩa chính thức, tiến trình đàm phán quy ước hành xử vẫn còn đó, chỉ để giữ thể diện cho ASEAN và Trung Quốc vì không muốn thú nhận thất bại sau bao năm trời đàm phán.

Một nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết một số thành viên ASEAN vẫn còn thấy giá trị chiến lược của tiến trình đàm phán, và vận động để đàm phán quy ước hành xử khởi động lại vào đầu năm 2016 để buộc Trung Quốc phải nhượng bộ, hoặc bị vạch trần ra là người ngăn cản tiến triển.

Phó Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin nói rằng Trung Quốc vẫn thật tâm với tiến trình này. Trong khi đó với tiến trình đàm phán thất bại không ngăn cản được việc cải tạo đảo của Trung Quốc, Phó Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung lên tiếng vào cuối buổi họp: “hơi trễ rồi.” Tuy thế ông cho biết Việt Nam vẫn muốn đồng ý với những quy định bó buộc “những gì [các quốc gia tranh chấp] không nên làm trong tương lai.” Ông kêu gọi Trung Quốc tham dự vào các cuộc thương thảo nghiêm chỉnh để có kết quả cụ thể càng sớm càng tốt.

Với tiến trình đàm phán không đi tới đâu, các đối thủ của Trung Quốc đi tìm các phương thức tin cậy khác để bảo vệ quyền lợi của họ. Chẳng hạn như Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Quốc Tế tại Hague, Hòa Lan và trong tuần rồi, ký hiệp ước chiến lược với Việt Nam và Úc. Hoa Kỳ thì hứa sẽ cung cấp thiết bị quân sự cho Manila, và Nhật cũng làm tương tự. Việt Nam thì gia tăng mối quan hệ với Tokyo và Washington.

Khi thiếu vắng một cơ chế ràng buộc pháp lý để ngăn ngừa căng thẳng trong vùng Biển Đông, các viên chức cho biết là họ không thể chỉ dựa vào ASEAN mà thôi, mà còn dựa vào những chuyến tuần tra tự do hải hành tiếp tục của Hoa Kỳ.

Radio Chân Trời Mới – Hoàng Thuyên tóm lược

Nguồn: The Wall Street Journal

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)