Chế Độ Báo Tàu, Báo Ta

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cả hai nước cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đều cố nắm chặt hệ thống truyền thông đại chúng, báo đài phải là của đảng, của nhà nước, không một người dân nào có quyền ra báo chứ đừng nói đến chuyện lập đài. Chính vì thế mà cả hai nước này bị thế giới cho vào danh sách hàng đầu những quốc gia không có tự do báo chí.

Trung Quốc là một nước lớn, nhưng không phải vì thế mà không sợ sự chỉ trích của dư luận thế giới về việc khống chế tự do ngôn luận, những người lãnh đạo Bắc Kinh khi đi công du nước ngoài, đến đâu cũng bị chất vấn về vấn đề này. Đương nhiên họ tìm cách chối quanh, nhưng càng chối thì càng bị chất vấn với những bằng chứng cụ thể, rõ ràng làm cho lãnh đạo Bắc Kinh bẻ mặt vì không thể chối cãi vào đâu được. Mỗi lần có một tờ báo nào bị bắt phải đình bản là lãnh đạo Bắc Kinh cũng khốn đốn với những câu hỏi của các ký giả nước ngoài, để tránh tình trạng này chính quyền Cộng sản Trung quốc đã thay đổi chiến thuật về việc kiểm soát báo chí.

JPEG - 82.1 kb
Kể từ ngày 09/02/2007, mỗi tờ báo đang Trung Quốc được cấp 12 điểm. Nếu tờ báo nào cho đăng bài không tốt có tính cách phá hoại chế độ, phá hoại an ninh trật tự xã hội…thì bị trừ điểm!

Theo tờ báo tiếng Anh South China Morning Post, phát hành tại Hồng Kông, ngày 9 tháng 2 năm 2007, thì phòng Quy chế truyền thông, báo chí (Media) thuộc Ủy ban Tuyên truyền Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra thông báo cho hay rằng kể từ ngày 9 tháng 2 năm 2007, mỗi tờ báo đang được phát hành được cấp 12 điểm. Nếu tờ báo nào cho đăng bài không tốt có tính cách phá hoại chế độ, phá hoại an ninh trật tự xã hội…thì bị trừ điểm, lỗi nhẹ thì bị trừ 1 điểm, hơi nặng bị trừ 3 điểm, lỗi nặng trừ 6 điểm và quá nặng thì bị trừ ngay 12 điểm, tức là bị đình bản ngay. Phòng Quy chế này không công bố lỗi nhẹ là những lỗi gì và ở mức độ nào thì gọi là lỗi nặng, chỉ cho biết trong thời gian sớm nhất sẽ cho thành lập một Ủy ban (gồm một số thành viên trong Hội đồng kiểm duyệt Trung ương đảng, một số ủy viên trong Ban kiểm duyệt Quốc gia).

Vì là nước cộng sản nên không một tờ báo nào dám phản đối cái chuyện tính điểm này, nhưng không phải vì thế mà không có sự châm biến và chế diễu của giới làm báo tại Hoa lục. Làm báo chứ đâu phải lái xe đâu mà chơi cái trò trừ điểm. Cảnh sát giao thông tuy thế mà còn rõ ràng ít ra có quy định lái xe vi phạm tốc độ trừ 1 điểm, vượt đèn đỏ 2 điểm, lái xe uống rượu 6 diểm…, còn Ủy ban kiểm duyệt Trung ương thì chẳng đưa ra một quy định nào cả, phạt nặng hay nhẹ tùy theo ý mấy ổng.

Đó là chế độ báo Tàu trong những ngày sắp tới, còn chế dộ báo ta hiện nay thì sao với chỉ thị mang số 37/CP mới do ông Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành, vào ngày 26/10/2006. Nếu Bắc Kinh cho áp dụng chế độ tính điểm này vào đầu tháng 10 năm ngoái thì không chừng trong chuyến đi Tàu vừa qua, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ bắt chước theo, để khỏi ra cái chỉ thị 37/CP, siết chặt việc quản lý hơn nữa đối với báo chí và truyền thông cho dù tất cả đều là công cụ của đảng và nhà nước. Sau khi cái chỉ thị đó được ban hành thì hết ông Tô Huy Rứa rồi đến ông Nguyễn Xuân Phúc (Ủy viên Trung ương đảng. Phó chủ nhiệm văn phòng thường trực văn phòng Thủ tướng nhà nước) luân phiên nhau dằn mặt báo chí và truyền thông.

Ông Rứa chỉ trích báo chí và truyền thông đã không phản ảnh những quan điểm chính trị của đảng, chạy theo lợi nhuận, không thực thi đúng các chỉ thị của đảng và không còn quan tâm đến sự tồn vong của đảng.

GIF - 11.5 kb

Còn ông Nguyễn Xuân Phúc, vào ngày 12 tháng 2 năm 2006, đã dằn mặt báo chí rằng: trong năm 2006, vẫn còn hiện tượng một số bài báo nêu chưa đúng hoặc không đúng sự thật, suy diễn chủ quan, gây bức xúc, phản cảm trong dư luận. Tình trạng một số báo chí thiếu nhạy cảm về mặt chính trị, chạy theo thị hiếu tầm thường, nặng về thông tin tiêu cực, chỉ tập trung vào thiếu sót của cá nhân, tổ chức, sa vào khai thác quá sâu bí mật đời tư của cá nhân…

Sự thiếu sót của một cá nhân bình thường nào đó thì chẳng ai cần đếm xỉa đến, nhưng những cá nhân đó lại là các ông chóp bu, ăn trên, ngồi tróc mà có nhiều ’’thiếu sót’’ thì tại sao lại không tập trung vào để chỉ trích. Ông cựu Tổng bí thư Đổ Mười khoe với ký giả nước ngoài lương ông ta mỗi tháng chỉ có 300 mỹ kim, vậy mà móc tiền túi ra cả triệu đô la tặng cho một cơ quan từ thiện. Con gái đầu của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuổi chỉ ngoài 20, mới vừa tốt nghiệp đại học đã trở thành 1 trong 100 người giàu nhất Việt Nam. Những cá nhân như vậy mà đề cập đến thì bảo là khai thác quá sâu bí mật đời tư cá nhân. Chữ tổ chức mà ông Phúc dùng phải hiểu là đảng, chỉ cần thiếu sót là đủ phê phán huống hồ gì đảng quá sai lầm, làm khổ dân thì sao lại không chỉ trích.

Cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đang cố siết chặt việc quản lý báo chí, một bên thì chơi cái trò trừ điểm, một bên thì thiếu sáng kiến đành phải chơi trò chỉ thị, nhưng trò nào cũng cho thấy chế độ phải cảnh giác chính ngay với cơ quan do mình dựng lên.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”