Chiến trường Mạng ngày càng quyết liệt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị QĐNDVN, vừa tuyên bố quân đội đã lập Lực lượng 47 với 10.000 chiến sĩ chuyên lo chiến tranh mạng.

Vừa đọc đến đó, ai cũng tưởng quân đội VN nay cũng đang chuẩn bị như nhiều nước trên thế giới, phòng thủ các hệ thống mạng điện tử chỉ huy – kiểm soát – liên lạc nếu có chiến tranh với nước khác. Nhưng đọc thêm vài dòng về mục đích sự có mặt của Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa tại Hội nghị Toàn Quốc “Tổng kết công tác TUYÊN GIÁO 2017″, người ta mới vỡ lẽ: Lực lượng 47” chỉ nhằm đối nội, tức đối phó với hàng ngũ Phandongers trên mạng để bảo vệ đảng.

JPEG - 100.1 kb
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa.

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Vì hiện nay, quốc gia duy nhất đang lấn chiếm đất, biển, đảo và đe dọa nhiều phần chủ quyền khác của ta chính là Trung Quốc. Nhưng Bộ Chính trị đã không những khẳng định quyết tâm KHÔNG chống cự lại Trung Quốc “để không làm phức tạp tình hình”, mà còn nhờ luôn Trung Quốc cung cấp cả phần cứng, phần mềm, và huấn luyện nhân sự cho QĐNDVN. Do đó, Lực lượng 47 hoàn toàn không có chức năng quốc phòng.

Vậy, câu hỏi đầu tiên bật lên: Nếu quân đội phải lập lực lượng với 10.000 tay… chuột (không phải tay súng) để bảo vệ chế độ thì lực lượng cũng hàng chục ngàn “chiến sĩ công an mạng” cùng hàng chục ngàn dư luận viên hiện có để làm gì? Bộ Công an đã chẳng liên tục phát bằng khen, thăng thưởng cho các bộ phận công an mạng, kể cả được tăng thêm số tướng, vì họ làm quá được việc hay sao?

Do đó, câu trả lời thỏa đáng duy nhất chỉ có thể là vì quân đội muốn có thêm ngân sách. Thật vậy, chi phí xây dựng cơ sở, trang bị máy móc, và tiền lương cho cả một sư đoàn 10.000 “bộ đội mạng” là khối tiền khổng lồ và kéo dài nhiều năm. Thêm vào đó, ai sẽ thu tiền “tuyển lựa” cho 10,000 ghế mới tinh, rất an toàn trong phòng lạnh, từ những gia đình có con mới đi nghĩa vụ quân sự?

Rõ ràng cứ địa Mạng đã được quân đội trinh sát và phát hiện. Đây là một chiến trường béo bở!

Câu hỏi kế tiếp: Nếu quân đội còn biết cách khai thác, thì tại sao Ban Tuyên Giáo Trung ương và Bộ Thông tin Truyền thông, tức các bộ phận lẽ ra phải ở tuyến đầu trên chiến trường Mạng, lại chưa lập lực lượng “cán bộ mạng” của riêng mình?

Cũng thế, Bộ Giao Thông Vận Tải đang và sẽ bị tấn công “khốc liệt” trên Mạng vì các BOT thu phí đường bộ còn chờ gì nữa mà không xin ngân sách khẩn cấp lập lực lượng phản công riêng?

Còn các Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Y Tế, Bộ Giáo dục Đào tạo,… đã bị Phandonger tấn công liên tục trong những năm qua thì sao? Không lập lực lượng “cán bộ mạng” riêng của mình thì có cảm thấy “thiệt thòi” không?

Rồi các tỉnh, đặc biệt là Yên Bái, Đà Nẵng ngay lúc này, đều có nhu cầu tự vệ và phản công. Nếu không đề xuất kế hoạch sớm thì liệu còn giành được đồng ngân sách nào không?

Và thế là mọi người lại trở về câu hỏi lớn: AI THẮNG AI? — Không phải giữa chế độ và giới Phandongers; mà là giữa quân đội, công an, các bộ, và các tỉnh. Ai sẽ giành được miếng bánh ngân sách lớn nhất trên chiến trường mạng, đặc biệt trong tình trạng kinh tế thật khó khăn hiện nay?

oOo

Cứ mỗi khi có tình huống căng thẳng như thế này, lời Cụ Duẫn lại văng vẳng: “Nếu thiếu tiền thì cứ in ra mà dùng!”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.