Chính trị gia Thụy Sĩ đến VN giúp đối kháng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Rolin Wavre được gửi đi làm một công tác tại Á châu.

Tribune de Genève, 16.10.2010

Ông Tổng thơ ký của đảng Cấp Tiến Geneve (Parti radical genevois) đến Việt Nam trong vòng 8 ngày để hỗ trợ các nhà đối kháng.

Xin ông cho biết sự liên hệ giữa đảng Cấp Tiến và Việt Nam?

Từ thảm trạng thuyền nhân trong thập niên 80, đảng của chúng tôi bắt đầu theo dõi những hoạt động của Ủy ban hỗ trợ người Việt. Đảng tôi đã chỉ thị cho tôi thực hiện một công tác đi Việt Nam: tìm hiểu, liên lạc và hỗ trợ đảng Việt Tân, 1 đảng đối lập bị cấm hoạt động và các thành viên phải sinh hoạt một cách kín đáo. Ở đó chỉ có duy nhất đảng Cộng sản là được phép hoạt động mà thôi. Tôi lưu lại tám ngày ở Hà Nội, gặp gia đình của các nhà đối kháng đang còn bị cầm tù và tham gia một cuộc tập hợp (không cho phép) khẳng định Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam. Mọi người đã nhanh chóng di chuyển khỏi nơi tụ họp khi [có chỉ dấu] công an sắp kéo đến. [Sau đó 1 ngày] một người Úc gốc Việt, bà Võ Hồng, bị bắt giữ. Bà sẽ bị truy tố ra tòa về tội khủng bố. Như bên Trung Quốc, đối đầu với chính quyền thì phải trả một giá rất cao. Sự tuyên truyền của họ hiện diện ở mọi nơi. Người dân bị đắm chìm trong sự bưng bít thông tin; việc nhà đối kháng Liu Xiaobo được Giải Nobel hoà bình đã không được loan tải.

Nhưng ông là đại diện của một đảng địa phương…

Việc đấu tranh đòi dân chủ và quyền tự do phát biểu ý kiến là điều mà chúng tôi rất quan tâm đến, không chỉ tại Geneve thôi.

Ngày mai, đảng Cấp Tiến sẵn sàng xuống đường biểu tình tại Teheran?

Tại sao không? Nhưng cuộc viếng thăm của tôi, trước tiên chỉ là một cử chỉ. Việt Nam là 1 quốc gia độc tài bị lãng quên, truyền thông không quan tâm nhiều. Việt Nam chỉ biết mở cửa cho thương mại và du lịch mà không có muốn thay đổi gì khác hết.

Chuyến của ông ra sao?

Cũng khó. Tôi phải cẩn thận để tránh làm phương hại đến các mối liên lạc. Để chứng minh sự hỗ trợ cụ thể của quốc tế, tôi đã tháp tùng một người đàn ông đi thăm vợ, một người phụ nữ, thành viên của Văn Bút Quốc Tế (Pen Club) và được Hội Ân Xá quốc tế quan tâm theo dõi; bà ấy bị cầm tù với những lý do vớ vẩn. Tôi không được phép gặp bà vì họ đòi hỏi phải có giấy phép đặc biệt. Chồng bà thì được vào thăm. Ông ta bận trên người chiếc áo thun và cái nón của đảng Cấp Tiến thành phố Genève!

Xin ông cho biết kết quả?

Người dân ở đây rất cảm động khi nhận được sự hỗ trợ. Điều đó rất quan trọng đối với họ, nhất là sự quan tâm đó đến từ thành phố Genève, nơi mà họ thường xem như là thủ đô của Nhân quyền.

Nguồn: http://archives.tdg.ch/TG/TG/-/arti…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)