Chó giấy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách đây vài ngày, truyền thông trong nước phổ biến bản Nghị Định số 71/2015/NĐ-CP, về “quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam”, do Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 3/9/2015, và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2015. (*)

Nghị Định này gồm 4 Chương, 30 Điều. Điểm đặc biệt, trong phần đầu, ngoài những ghi chú là căn cứ theo các bộ luật kia khác thì có ghi thêm là Nghị Định này được ban hành “Theo đề nghị của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng”.

Trong Nghị Định này có 2 Điều làm người ta chú ý là Điều 4, Chương 1, quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới biển, và Điều 16, Chương 2, liên quan đến việc thực hiện quyền truy đuổi.

Trong bối cảnh của tình hình căng thẳng tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, một số những điều nghiêm cấm được đặc biệt lưu ý trong Điều 4 gồm có:

– Xây dựng, lắp đặt trái phép các công trình, thiết bị hoặc có hành vi gây tổn hại đến sự an toàn của công trình biên giới biển;

– Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

– Luyện tập, diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

– Khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật, cổ vật khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Trung Quốc, trong thời gian gần đây, ngày càng trắng trợn và mạnh bạo hơn trong việc vi phạm một số những điều bị nghiêm cấm kể trên.

Điều 16, Chương 2, liên quan đến việc thực hiện quyền truy đuổi của lực lượng tuần tra, kiểm soát có ghi là: “Khi các lực lượng này đã sử dụng tín hiệu yêu cầu các đối tượng vi phạm dừng lại để kiểm tra nhưng đối tượng không chấp hành thì người chỉ huy lực lượng truy đuổi có quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật.”

Điều khoản này, quy định rõ ràng cách ứng xử khi có vi phạm, bao gồm việc được phép sử dụng vũ khí, phải chăng là để giải toả sự bất mãn của người dân Việt Nam về thái độ hèn nhược, vô trách nhiệm, của nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) khi để cho Trung Cộng tự tung tự tác, xâm phạm biển đảo, khai thác dầu khí, hải sản trong vùng biển đảo của Việt Nam, hà hiếp, đánh đập và giết hại ngư dân Việt, mà không có một phản ứng thích nghi nào ngoại trừ những tuyên bố huênh hoang nhưng hoàn toàn rỗng tuếch.

Tại sao bỗng dưng nhà nước CSVN lại đưa ra nghị định này bao gồm những biện pháp mà đáng lẽ đã phải có từ lâu, và điều thay đổi gì đã xảy ra khiến CSVN có thể lấy được quyết định này? Phải chăng là cục đá cản đường là Đại Tướng họ Phùng đã bị đông lạnh và phe muốn “thoát Trung” đã có cơ hội để biểu lộ đôi chút nỗi bực dọc đối với việc chèn ép quá mức của “đàn anh”?

Phải nói là Nghị Định 71/2015 đã nhận được sự ủng hộ khá rộng rãi của người dân tuy rằng hầu hết đều cho rằng nghị định này được đưa ra khá muộn màng, và lẽ ra đã phải có từ nhiều năm rồi. Phản ứng của người dân như vừa kể, phản ảnh tình yêu nước và tâm trạng hả hê tin tưởng là đã gỡ bỏ được nỗi nhục mang trong lòng bấy lâu nay, là hoàn toàn dễ hiểu và rất bình thường.

Tuy nhiên, có vài điều cần nói ra cho rõ.

Thứ nhất, quyền tự vệ và bảo vệ lãnh thổ và quyền lợi của đất nước khi bị ngoại bang xâm lấn là quyền tự nhiên của mọi dân tộc, chẳng cần phải ra nghị định hay thông báo thì mới được làm. Lê Lợi, Quang Trung ngày xưa có cần phải ra nghị định rồi mới có quyền đánh đuổi giặc hay không? Thành thử, việc ra Nghị Định 71/2015 tuy là điều nên làm nhưng không thể được coi là lời giải thích thoả đáng cho thái độ thụ động, khiếp nhược, để cho ngoại bang lấn lướt từ trước đến nay của nhà cầm quyền CSVN.

Thứ hai, CSVN là những kẻ dối trá, luôn nói mà không làm. Hiến pháp và luật pháp do chính họ viết ra chứa đựng vô số những quyền lợi của người dân, từ nhân quyền đến dân quyền, đầy đủ các quyền tự do, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, … toàn là những điều hoa mỹ tốt đẹp nhưng thực chất chỉ với mục đích lừa phỉnh người dân Việt Nam, và CSVN không hề tuân thủ. Bằng chứng là các nhà tù CSVN vẫn đầy ắp tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị mà thế giới đang kêu gào CSVN trả tự do cho họ.

Nói như vậy để một lần nữa thấy rằng Nghị Định 71/2015 có thể chỉ là một quả lừa nữa như vô số những quả lừa khác mà người dân Việt, với bản chất hiền hoà, rộng lượng và cả tin, đã phải gánh chịu từ khi chế độ cộng sản hiện hữu tại Việt Nam đến nay.

Vì vậy, như người Việt thường nói, “thấy mới tin”!

Đối với tên hàng xóm Trung Cộng khổng lồ và hung tợn như hổ dữ, luôn coi đám lãnh đạo CSVN như chư hầu tay sai đã bị họ hoàn toàn khống chế, thì những trò múa may hù dọa không thực chất chắc cũng chỉ là những trò mãi võ Sơn Đông rẻ tiền của những con chó giấy mà thôi!

Ghi chú:

(*) http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=79412

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7 tháng 5, 2024 sắp tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam sẽ được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền LHQ tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.