Chống tham nhũng: ‘Trên nóng – dưới lạnh’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc chiến chống tham nhũng mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mở ra và theo đuổi lâu nay càng ngày càng tỏ ra không hiệu quả trước mắt dư luận. Điều này càng làm cho giới cán bộ cảm thấy an tâm để làm bậy hơn bao giờ hết.

Một ví dụ cụ thể là biện pháp kê khai tài sản cán bộ cho thấy chuyện chống tham nhũng chỉ là chuyện đầu voi đuôi chuột.

Tại Diễn Đàn Quốc Hội ngày 21 tháng 11, khi thảo luận về Dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đại biểu Hải Phòng Đỗ Văn Bình đưa ra những con số là năm 2017 “có đến 1,1 triệu người kê khai tài sản, chiếm hơn 98% số đối tượng phải kê khai”.

Con số 98% là một con số đáng phấn khởi trong sự nghiệp chống tham nhũng của ông Trọng. Nhưng nếu nghe tiếp “tuy nhiên, chỉ có 78 người được xác minh bản kê khai” và thêm nữa, qua đó chỉ phát hiện được 5 trường hợp vi phạm, nhưng ông Bình không nói rõ vi phạm điều gì, biệt thự cao cấp khai nhầm nhà cấp 4 hay chỉ kê khai tiền đồng mà không kê khai tiền đô-la Mỹ.

Cũng có thể đơn cử thêm về trường hợp thủ đô Hà Nội. Trong năm 2016 tính riêng thành phố này có đến 35.033 trên tổng số 35.041 người đã kê khai tài sản. Và trong một báo cáo rất nghiêm túc của UBND thành phố Hà Nội gởi Hội đồng Nhân dân cho biết thêm, chỉ “có 1 trường hợp bị xử lý kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực” và 8 người chưa kê khai.

Những con số báo cáo lạc quan và rất chi tiết ấy không phải tại lỗi của cậu đánh máy sai mà qua đó có thể đánh giá: một là bọn tham nhũng ngày nay đã biến mất, hai là thành phố chỉ báo cáo láo như người dân phê phán.

Tính ra tỷ lệ vi phạm của giới cán bộ trong kê khai tài sản chỉ chiếm 0,007%, một con số quá nhỏ. Trong khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng đang vất vả với chính sách chống tham nhũng của mình, ra sức chỉ đạo bắt bớ, đưa hết người này, nhóm kia ra trước vành móng ngựa. Thậm chí cho tay chân sang Đức tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về xử tội bất chấp cả luật pháp quốc tế. Hiện tượng này cho thấy là trên thì nóng, nhưng dưới lại lạnh tanh, chẳng ai quan tâm cái lò “nóng lên rồi” mà ông Trọng cứ rêu rao khi đi tiếp xúc cử tri.

Tại sao như vậy?

Thứ nhất, có thể nói trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch chống tham nhũng ồn ào của ông Trọng, những vụ án mà ông Trọng khui ra hiện nay khởi đầu từ viên phó chủ tịch tỉnh Hậu giang, một lãnh đạo cũ của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Do đó mọi chuyện chỉ xoay quanh Tập đoàn dầu khí là chính.

Trong suốt thời gian từ lúc thành lập năm 2006 dưới thời Nguyễn Tấn Dũng, PetroVietnam (PVN) hoạt động như một ổ tham nhũng lâu đời. PVN được biết như một bộ máy kinh tế mà sự hoạt động không có gì khác hơn là bơm dầu lên và bán ra lấy tiền chia nhau tiêu xài. Nó không hề chịu trách nhiệm gì về sản xuất, thương mại hay sợ phá sản vì đó là tài nguyên quốc gia.

Nói cách khác dầu khí là “của chùa” tha hồ buôn bán trong tình trạng lời giả lỗ thật, được nhắm mắt làm ngơ của lãnh đạo đảng. Cho nên đối với Tập đoàn Dầu khí, đánh tham nhũng kiểu này, đánh hoài không hết chuyện vì ông Trọng chỉ cần ngồi đó mở hồ sơ ra thì biết bao nhiêu dòi bọ sẽ lòi mặt ra.

Thứ hai, người ta còn thấy rõ hơn đối với những vụ tham nhũng ở địa phương như ở Yên Bái hay Thanh Hóa thì ông Trọng làm ngơ vì ông cho đó là của địa phương nên giải quyết theo kiểu địa phương. Cho nên vụ án “Biệt phủ” của Phạm Sỹ Quý dù bị dư luận lên án mạnh mẽ nhưng cuối cùng cũng chỉ bị kỷ luật cảnh cáo như nước đổ đầu vịt.

JPEG - 119.7 kb
Khu biệt phủ của gia đình ông Phạm Sỹ Phú.

Mới đây vợ chồng Phạm Sỹ Quý còn bị phạt 500 triệu để biệt phủ đương nhiên được cho tồn tại. Trước đó thanh tra nhà nước Phạm Trọng Đạt từng nói “Luật không quy định truy nguồn gốc tài sản vợ chồng ông Quý”. Tài sản phi pháp của giới cán bộ từ nay được đảng bảo vệ hết lòng do “luật không quy định”.

Sở dĩ như vậy vì trong cương vị của một người đứng đầu đảng, ông Trọng quan niệm rằng có đánh các nhóm này cũng chỉ bẩn tay. Nó không những không làm ông nổi tiếng trong thiên hạ mà còn làm phật lòng cả một hệ thống tay chân bên dưới.

Chúng có thể sẽ không chịu làm việc, không chịu gom góp để tiếp tục cung phụng lên trên cho vây cánh ông Trọng thì có chuyện rắc rối to. Thế là các vụ án tham ô ở địa phương hầu như ông Trọng không ngó ngàng gì đến. Điều đó có thể cắt nghĩa vì sao kết quả kê khai tài sản của cán bộ chỉ tìm được vài ba người gọi là vi phạm trong số hơn 1 triệu người kê khai.

Rõ ràng là bên dưới nguội lạnh chuyện chống tham nhũng là vì vậy. Hay nói cách khác mặc tình cho ông Trọng hô hào chuyện củi lửa cho cái lò đang nguội lạnh của mình, họ chỉ phụ họa với ông Trọng bằng cách bảo nhau vơ vét càng nhanh càng tốt để chống tham nhũng cho vững. Họ cũng thừa biết đảng giả vờ bảo kê khai nên họ cứ kê khai lấy lệ cho tròn vở kịch “kê mà không cần khai”.

Cuối cùng sau hơn 1 năm chờ đợi trận chiến tham nhũng của ông Trọng có kết quả gì cụ thể không, người ta chỉ thấy đây là một cuộc nội chiến giữa ông Trọng với ông Dũng không hơn không kém.

Nó bắt nguồn từ lúc ông Dũng còn làm thủ tướng toàn quyền sinh sát, gạt hẳn phe Trọng qua một bên và tạm chấm dứt khi ông Trọng tái đắc cử chức vụ tổng bí thư trong sự ngậm ngùi của Nguyễn Tấn Dũng. Để rồi sau khi củng cố thế lực vây cánh, ông Trọng lại tiếp tục nhóm lò đốt phe ông Dũng. Đây là một cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong đảng CSVN đúng như bản chất và truyền thống của nó từ lúc cướp được quyền hành nhờ bạo lực.

Nói cách khác, ông Trọng ra sức dựng lò chỉ để đốt củi của ông Dũng, thứ củi mà ông căm thù từ lâu. Nhưng phe ông Dũng cũng quá khôn ngoan đã tẩu tán tài sản, kể cả dữ kiện bằng chứng nên ông Trọng loay hoay không tìm ra củi to nên chỉ nhắm được vào Tập Đoàn dầu khí và các ngân hàng làm ăn thua lỗ mà thôi.

Điều này cho thấy là các thành quả chống tham nhũng trong thực tế không mang tính khẩn trương, nghiêm trọng như ông Trọng nói mà chỉ là chiêu bài mang tính răn đe, dọa dẫm rồi thôi. Nhưng ông vẫn cố tuyên bố linh tinh khi tiếp xúc với cử tri rằng là “lò nóng lên thì tất cả phải vào cuộc… chống tham nhũng không phải cứ kỷ luật nhiều là thành công, mà cốt đánh thức người ta dậy”.

Chắc hẳn ông Trọng lại bày ra chiêu mới, đánh thức tham nhũng dậy để chúng tham những mạnh hơn ông mới có củi đốt lò?

Rốt cuộc, đúng như phát biểu của một đại biểu quốc hội cho rằng các chủ trương chống tham nhũng quyết liệt của ông Trọng không đi ra ngoài khuôn khổ của hiện tượng “trên nóng – dưới lạnh”. Tức là ông Trọng diễn tuồng đốt lửa chống tham nhũng nhưng lửa quá yếu nên chẳng ai quan tâm, dù ông cố biện bạch một cách khôi hài là “thực tế hiện dưới đang nóng dần lên”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.