Chủ Tịch Đảng Việt Tân Tiếp Xúc Đồng Bào Tại Sydney

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gần 250 quan khách và đồng bào đã đến tham dự buổi nói chuyện của Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Đảng Việt Tân), được tổ chức tại Nhà hàng International, vùng Canley Vale, Sydney vào chiều Chúa nhật 4-11 vừa qua.

Trong số quan khách hiện diện, người ta nhận thấy có Bác sĩ Chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Liên Bang Úc Châu Nguyễn Mạnh Tiến, Luật sư Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam Tiểu Bang New South Wales (NSW) Võ Trí Dũng, cùng đông đảo quý vị đại diện các cơ quan truyền thông Việt ngữ và các Tổ chức, Hội đoàn tại NSW.

Buổi sinh hoạt nói chuyện diễn ra lúc 14 giờ, sau nghi thức khai mạc và phần chào mừng quan khách của ông Lê Ánh đại diện ban tổ chức, hai vị Chủ Tịch Cộng Đồng Tiểu Bang và Liên Bang đã lần lượt lên phát biểu. Cả hai vị đều đánh giá cao những đóng góp của các Cơ sở Đảng Việt Tân trong thời gian qua đối với những công tác của Cộng Đồng, nhất là trong những lãnh vực tranh đấu cho Dân chủ tại Việt Nam, hỗ trợ dân oan, công nhân đình công v.v… Riêng Bác sĩ Chủ Tịch Liên Bang đã bày tỏ sự chia sẻ với Việt Tân về những ngộ nhận về Việt Tân trong thời gian qua và hy vọng rằng buổi nói chuyện hôm nay của Ông Chủ Tịch Đỗ Hoàng Điềm sẽ giải tỏa được tất cả…

Trước khi chương trình bước vào phần chính với phần nói chuyện của Ông Đỗ Hoàng Điềm, ban tổ chức đã cho trình chiếu bộ dương ảnh gần 15 phút “Từ Miến Điện Đến Việt Nam”, ghi lại những hình ảnh sống động và bi hùng về cuộc đấu tranh của nhân dân Miến Điện tháng 9 vừa qua và những mời gọi cho Việt Nam.

JPEG - 158.7 kb
Ông Đỗ Hoàng Điềm trình bày phương thức tiến hành đấu tranh bất bạo động trong bối cảnh Việt Nam hôm nay.

Phần phát biểu của ông Điềm sau đó liên quan đến công cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền rất rõ ràng và hấp dẫn đã tạo được sự chú tâm của mọi người. Mở đầu, ông Điềm nhận định rằng tình hình Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến rất quan trọng, đó là sự xuất hiện những hình thái đấu tranh có tính tập thể không còn cá nhân và riêng lẻ như trước đây với sự ra đời của Khối 8406 và những Đảng phái, Tổ chức đấu tranh khác ngay tại quốc nội. Theo ông Điềm, sở dĩ chế độ CSVN vẫn còn tồn tại đến nay là vì 3 yếu tố sau: Một, họ vẫn giữ được quyền cai trị chuyên chính, Hai, vẫn còn khả năng khủng bố, đàn áp người dân trong nước và Ba là còn khả năng nắm được tài nguyên, kinh tế đất nước để ban phát, mua chuộc sự trung thành của các thành phần công an và quân đội… Về phương cách giải quyết thảm nạn CSVN, ông Điềm cho biết Đảng Việt Tân chủ trương cốt lõi là vận động sức mạnh dân tộc, dựa trên 4 điều kiện chính yếu sau đây:

Thứ nhất, đấu tranh bất bạo động, tuyệt đối không xử dụng bạo lực hay bất kỳ hình thức bạo động nào vì đây là những sở trường của CSVN.

Thứ hai, đáp ứng đúng những nhu cầu quyền lợi thiết thực của người dân Việt Nam.

Thứ ba, khả thi và vừa tầm tay của mọi đồng bào để đồng bào có thể dể dàng tham gia.

Thứ tư, tranh thủ được sự hỗ trợ và đồng tình của quốc tế…

Ông Điềm cũng trình bày cho biết Việt Tân hiện nay đang nỗ lực thực hiện 3 đòi hỏi trong công cuộc đấu tranh như sau: Một, huy động mọi khả năng và hình thái đấu tranh của đồng bào trong nước để giảm thiểu tối đa sự sợ hãi chế độ. Hai, gia tăng mọi áp lực đòi hỏi dân chủ, dân sinh, dân quyền lên chế độ và Ba là vận động áp lực quốc tế lên chế độ…

JPEG - 162.7 kb
Quang cảnh cuộc tiếp xúc của ông Đỗ Hoàng Điềm với đại diện các đoàn thể và đồng bào Sydney.

Kết thúc phần phát biểu, ông Điềm đã mời gọi mọi người, mọi Tổ chức, Đoàn thể cùng nhau cộng tác, tạo sức mạnh chung để sớm chấm dứt chế độ độc tài CSVN.

Chương trình tiếp đó bước vào phần thảo luận rất sôi nỗi. Trả lời một câu hỏi về đấu tranh bất bạo động phải chăng là “rất yếu xìu và bất lực trước bạo lực độc tài?” Ông Điềm phân tích rằng đấu tranh bất bạo động từ bản chất không hèn yếu mà ngược lại vì nó đòi hỏi nơi người tham gia một tinh thần đấu tranh rất triệt để, quyết tâm, rất can đảm và tính kỷ luật cao. Đấu tranh bất bạo động còn đòi hỏi một sự kiên trì, nhẫn nại để vận dụng được tối đa mọi tiềm năng của quần chúng để tham gia đấu tranh.

JPEG - 10.3 kb

Một ký giả nêu vấn đề trong thời gian qua, ông Chủ Tịch Đảng Việt Tân đã được Tổng Thống Mỹ rồi Chủ Tịch Quốc hội Mỹ, và mới đây là tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak tiếp xúc và gặp gỡ riêng, phải chăng điều đó chứng tỏ Mỹ đã chọn lựa và sắp sẳn cho Việt Tân? Ông Điềm cho biết là Mỹ có chọn lựa hay sắp sẳn không là chuyện của người Mỹ, ông không biết. Đối với Việt Tân, chúng tôi xem đó là những cơ hội tốt để đòi hỏi và vận động nhiều hơn nữa cho tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam.

Một nữ ký giả hỏi về nhận định của Việt Tân như thế nào về sự gia tăng quan hệ giữa Mỹ và CSVN hiện nay, như sự kiện Mỹ đã cho CSVN vào WTO và mới đây đã giúp cho CSVN vào Hội Đồng Bảo An LHQ? Ông Điềm trả lời là người Mỹ làm thế vì quyền lợi của họ. Tuy nhiên, cũng có nhiều thế lực khác của người Mỹ chống lại sự gia tăng quan hệ đó. Vấn đề là cộng đồng người Việt chúng ta vận động như thế nào để có lợi nhất cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Trả lời một câu hỏi khác cũng của nữ ký giả nầy về vị thế của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), ông Điềm cho biết, kể từ 1990, GHPGVNTN đã trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Việt Nam. Ông cũng lưu ý rằng trong Đại Hội Phật Giáo Thế Giới tổ chức tại Việt Nam vào năm tới, CSVN sẽ ra sức loại trừ hai vị Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ nên chúng ta cần phải hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu tranh hiện nay của GHPGVNTN.

Một ký giả khác nêu vấn đề khi giải thể Mặt Trận và cho xuất hiện Đảng Việt Tân, phải chăng Việt Tân đã ngưng chủ trương lật đổ CSVN để tìm cách bắt tay hòa hợp với CSVN đẻ canh tân Việt Nam? Ông Điềm nhấn mạnh rằng không hề có sự phân nhiệm nào giữa Mặt Trận và Việt Tân. Mục đích của chúng tôi vẩn không hề thay đổi là chấm dứt độc tài CSVN để Canh tân Việt Nam, vẫn tiếp tục đường lối đấu tranh vận dụng và lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản. Ngày nay, do tình hình thay đổi, chúng tôi càng gia tăng đường lối đấu tranh vận dụng và phát triển phương thức đấu tranh bất bạo động như chúng tôi đã có dịp trình bày trên… Một nữ cử tọa nói rằng rất đồng tình với phương cách giải quyết chế độ độc tài CSVN của Đảng Việt Tân nhưng hỏi là Việt Tân làm sao có thể tự một mình thành công được với phương thức ấy? Ông Điềm cho biết là Việt Tân không bao giờ chủ trương đấu tranh một mình và khẳng định rằng không có bất cứ Đảng phái, Tổ chức nào có thể tự một mình mà có thể chấm dứt được độc tài CSVN. Như quý vị đã thấy, Việt Tân đã tham gia tích cực vào Khối 8406, vào Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam cũng như cộng tác gắn bó với rất nhiều Đảng phái, Tổ chức khác để tranh đấu cho dân tộc Việt Nam…

Nhiều câu hỏi khác về tình hình đất nước cũng như quốc tế vận đã được ông Điềm giải đáp thỏa đáng. Trong phần chia sẻ ngắn trước khi kết thức buổi nói chuyện, ông Điềm đã có những lời lẽ chân thành xin mọi người thông cảm và lượng thứ cho Việt Tân về những khiếm khuyết trong quá trình đấu tranh 25 năm qua. Ông cũng ước mong những ai đang tin tưởng Việt Tân hãy tiếp tục tin tưởng và hỗ trợ Viêt Tân, những ai chưa tin tưởng và còn hoài nghi Việt Tân thì xin hãy cho Việt Tân một cơ hội để góp phần cùng toàn dân, cùng Cộng đồng và mọi Đảng phái, Tổ chức khác để sớm chấm dứt chế độ độc tài CSVN… Phần chia sẻ của ông Điềm đã chấm dứt trong tiếng vổ tay vang dội của cử tọa.

Buổi nói chuyện kết thức lúc 16g30 sau lời cảm tạ của Ban tổ chức. Cũng nhân dịp nầy, các tác phẩm: Nhân Quyền và Dân Chủ tại Việt Nam của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Đông Âu tại Việt Nam của tác giả Lý Thái Hùng, và tuyển tập Trên Đường Đông Tiến của Việt Tân đã phổ biến được rất nhiều.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.