Chu trình Hán hóa tái hiện!

Tân Phong

13/11/2017

“12 văn kiện và 7 thỏa thuận hợp tác Việt-Trung 12/11/2017”: Sự tái hiện Hòa ước Nhâm Tuất 1862?

Hòa ước Nhâm Tuất 1862 và bài học lịch sử

Năm 1862, một hiệp ước giữa chánh sứ Phan Thanh Giản đại diện cho triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp được ký kết, còn gọi là Hòa ước Nhâm Tuất.

Hòa ước này có 12 điều khoản và trong đó có 9 điều khoản quan trọng qui định về các khoản chiến phí mà nhà Nguyễn phải bồi thường cho người Pháp, việc cắt đất 3 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cùng với đảo Côn Luân cho nhà vua Pháp cai trị, mở 3 cảng biển là Đà Nẵng, Ba lạt (khu vực cửa biển giữa Hải Phòng – Nam Định) và Quảng Yên cho người Pháp tùy ý ra vào buôn bán, kiểm soát giới hạn việc thông thương ở cửa khẩu Định Tường qua lạch Mỹ Tho và duy trì việc quản lý thành Vĩnh Long…

Bức tranh Chánh sứ Phan Thanh Giản ký Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5-6-1862. Nguồn: Internet

Hiệp ước Nhâm Tuất khởi đầu cho quá trình đất nước chìm sâu vào 100 năm đô hộ của Thực dân Pháp. Sự nhượng bộ yếu hèn của triều đình nhà Nguyễn trong 22 năm tiếp theo được người Pháp tận dụng triệt để, từng bước củng cố ảnh hưởng của mình ở xứ An Nam bằng 3 Hiệp ước sau đó:

– Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.
– Hiệp ước Quý Mùi (Harmand) kí ngày 25/8/1883
– Hiệp ước Patenôtre kí ngày 6/6/1884.

Hòa ước Nhâm Tuất trở thành tấm bia ô nhục trong lịch sử khi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia không còn và thể chế chính trị phải chịu sự bảo trợ của một quốc gia ngoại bang. Dù sau này, những đánh giá lịch sử về “cái được, cái mất” cho dân tộc và đất nước, vẫn phải công nhận những di sản văn hóa, khoa học, kiến trúc, giáo dục… của nền văn minh Phương Tây đã đặt dấu ấn không thể chối bỏ, cần trân trọng ở đất nước này. Nhưng Hòa ước Nhâm Tuất 1862 mãi mãi là một trang sử đau buồn, thẫm đẫm máu và nước mắt của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam yêu nước.

145 năm như một cái chớp mắt của lịch sử và người Việt hầu như “dửng dưng” khi nhìn lại quá khứ của dân tộc mình qua lớp màn sương khói bàng bạc màu thời gian, với những lăng kính đã được “định hướng” bằng hệ thống giáo dục lãng quên về nguồn cội.

Chính bản thân những người lãnh đạo của thể chế CSVN – những người nắm trong tay quyền lực và được đào tạo để quản trị đất nước – lại là những người có kiến thức lịch sử và văn hóa tệ hại đến mức không tưởng.

Sự kiện mà ông Bộ trưởng 4T Trương Minh Tuấn đã không thể viết nổi một câu tiếng Nga đúng chính tả trong quyển sách ông ta tặng cho TT Putin tại tuần lễ APEC 2017, chưa kể lời tựa của ông ta giới thiệu về quyển sách cũng sai luôn kiến thức lịch sử sơ đẳng nhất chỉ để ví dụ cho sự què quặt trí thức của những người đang “lãnh đạo” quốc gia này.

Dường như đối với người CSVN, lịch sử Việt Nam mới chỉ có khi Đảng của họ ra đời vào năm 1930 và cũng chỉ gói trọn trong bộ Lịch sử Đảng mà họ “tụng niệm” suốt 87 năm qua. Thậm chí, họ thấy cũng chẳng cần dạy bộ môn lịch sử ở nhà trường cho những thế hệ tiếp theo, dù rằng cái môn Lịch sử đó cũng chỉ là thứ “đẽo chân cho vừa giày”của Bắc Kinh từ lâu.

Nếu hỏi về Hòa ước Nhâm tuất 1862 và cái lộ trình của “Vong quốc Việt Nam sử ký” chắc không có một ai trong số 200 vị ủy viên Trung ương Đảng hiện thời biết gì. Đơn giản, vì nó không nằm trong cuốn Lịch sử Đảng. Nhìn những gì đang xảy ra ngày hôm nay thì chẳng có gì lạ khi họ (CSVN) thản nhiên dẫm lên bước chân ô nhục đó một lần nữa.

Những nhượng bộ về lãnh thổ, biên giới.

Mối quan hệ và tình đồng chí anh em của người Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc thật kỳ lạ. Họ có thể vừa ôm hôn nhau thắm thiết như một cặp đôi uyên ương đang trong tuần trăng mật, nhưng ngay sau đó có thể lao vào nhau trong cuộc sinh tử “huynh đệ tương tàn” như năm 1979.

Năm 1988, sau cuộc thảm sát 64 người lính công binh Việt Nam ở Gạc Ma, người ta lại thấy những đồng chí Cộng sản tay trong tay ở Hội Nghị Thành Đô nối lại tình anh em hai nước Cộng sản, còn hàng trăm ngàn sinh mạng người dân và lính đã hy sinh ở cuộc chiến tranh biên giới hay ở bãi đá Gạc Ma bị lãng quên cho đến ngày hôm nay.

Ông Hồ Cẩm Đào tiếp ông Lê Khả Phiêu tháng 2/1999. Ảnh: Blog Hán Hóa Nam Dương

Trong thời gian Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư, những hiệp định biên giới bị cho là đầy thua thiệt đã khiến cho Việt Nam mất đến 11.000 km2 mặt biển ở vịnh Bắc Bộ và 720 km2 trên đất liền (Wikipedia). Tuy nhà nước CSVN không công bố cụ thể những nội dung của hai hiệp định biên giới Việt Trung mới có khác biệt gì so với Công ước Pháp – Thanh 1887 vốn đã có giá trị pháp lý quốc tế và đã qui chuẩn đường biên giới hai nước Việt – Trung trước đó bằng những cột mốc rõ ràng như thế nào.

Hà Nội luôn phủ nhận những nghi vấn và thông tin về việc nhượng bộ và mất những phần lãnh thổ nhưng không đưa ra căn cứ minh định. Trong tất cả sách báo, ấn phẩm nhà nước phát hành… Hà Nội vẫn giữ nguyên số liệu về diện tích lãnh thổ có từ thời Pháp là 331.210 Km2. Tuy nhiên, một nguồn dữ liệu của ngân hàng thế giới đã cho biết một con số mà sẽ làm nhiều người giật mình.

Theo Thiếu nhi Việt Nam cầm cờ Trung Quốc có sáu ngôi sao đón chào ông Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam vào tháng 12/2011. Ảnh: Reuters

Có lẽ, ông Trọng đã quá nóng lòng muốn đưa Việt Nam trở thành một ngôi sao trên lá cờ Trung Hoa, hòa nhập vào nước mẹ Đại Hán nên đã ký dồn cả 4 hòa ước ô nhục vào làm một lần. Có lẽ vì lễ lỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2020 cũng đã đến gần.

Lời nhắc nhở của Donald Trump về lòng yêu nước, về Hai Bà Trưng và lịch sử chống giặc giữ nước oai hùng của dân tộc Việt Nam, tại APEC 2017 như một lời cảnh tỉnh đất nước này đang đứng ngay ở mép bờ vực thẳm diệt vong đã trở thành hiện thực.

Hãy quyết định số phận cho chính bản thân mình và các thế hệ tiếp nối. Hãy chọn sự Tự Do và Thịnh vượng đừng chọn thân phận nghèo khó và nô lệ. Hãy tỉnh dậy và đứng lên ngay lúc này, nếu không chúng ta sẽ bị lịch sử nguyền rủa muôn đời vì sự yếu hèn, khiếp sợ trước những kẻ ngu dốt, vô lương đang cai trị đất nước này. Hôm nay hoặc mãi mãi không bao giờ!