Chuyện cây gậy và củ cà rốt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cây gậy và củ cà rốt (carrot and stick) là một chính sách ngoại giao chiến lược của nước lớn nhằm thay đổi hành vi nước nhỏ. Cà rốt tượng trưng cho phần thưởng, cây gậy là tượng trưng cho sự trừng phạt. Có thưởng có phạt công minh rõ ràng sẽ điều hành được nhiều công việc đại sự.

Trong Tiếng Anh người ta gọi “carrot and stick”, ý người ta đặt củ cà rốt trước, cây gậy sau chứ không phải như câu Tiếng Việt “cây gậy và củ cà rốt”. Điều này có ý nghĩa của nó chứ không phải ngẫu nhiên. Tại sao?

Thực ra chủ trương của những nước Phương Tây dùng củ cà rốt là chính, là phương án A, tức họ dùng quyền lợi thiết thực dẫn dắt hành vi của đối tượng là ưu tiên hàng đầu, họ chỉ dùng cây gậy để trừng phạt như là phương án B, khi không còn một giải pháp mềm dẻo nào đem lại kết quả. Có khi họ chẳng cần dùng đến cây gậy. Với củ cà rốt chất lượng, những nước nhỏ khôn ngoan không dại gì chọn cây gậy cả. Quan hệ Mỹ – Hàn, Mỹ chưa dùng đến cây gậy. Quan hệ Mỹ – Nhật cũng vậy. Củ cà rốt là thị trường khổng lồ của Mỹ, là giá trị dân chủ Mỹ, là sự bảo hộ quân sự của Mỹ với những quốc gia này trước sự tấn công của thế lực bên ngoài.

Đối với những nước CS thì họ cũng dùng cây gậy và củ cà rốt nhưng cây gậy thì thật còn củ cà rốt của họ chỉ là cà rốt bằng nhựa không ăn được. Sự điều khiển của Liên Xô với các nước Đông Âu là loại này. Cây gậy là sự can thiệp quân sự của Hồng quân Liên Xô lên các quốc gia này. Năm 1956 Hồng quân Liên Xô kéo sang Hungary đàn áp đẫm máu cuộc nổi dậy chống chủ nghĩa Stalin tại quốc gia này. Nhưng ngược lại những quốc gia này nhận lại giá trị gì từ Liên Xô? Đó là XHCN theo học thuyết Mác Lê ư? Chẳng phải là thứ giá trị gì khi ôm cái chủ nghĩa này cả. Tự do ư? Không. Dân chủ ư? Không. Giàu có ư? Không. Thịnh vượng ư? Không. Thế nhưng họ luôn ca tụng tính ưu việt của thứ chủ nghĩa này, đây thực sự là một thứ cà rốt dạng bánh vẽ. Thực chất CS chỉ dùng cây gậy.

Trong nước các quốc gia tự do thì sao? Họ chủ yếu vẫn dùng củ cà rốt là chính. Trước hết, muốn xã hội bình yên họ phải lo cho dân trước. Những người dân nghèo được hỗ trợ các giá trị thiết yếu như: y tế miễn phí, giáo dục miễn phí, trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ nhà ở, được sử dụng đường quốc lộ không phải trả phí BOT (trừ cao tốc) vv… Một khi củ cà rốt ngon lành được đưa ra trước thì xã hội bình yên vì toàn dân được chính phủ cho ăn cà rốt no nê. Còn cây gậy? Đó là tính nghiêm minh của pháp luật. Đấy chỉ là phương án B, thành phần bị tâm thần hay cực đoan chính nó không chịu sống theo pháp luật khi đã hưởng mọi sự chăm lo của chính phủ và sự thịnh vượng của quốc gia. Cho nên tội phạm xứ này ít, Hà Lan phải đóng cửa hàng loạt nhà tù vì ít tội phạm.

Còn chính quyền Việt Nam họ đã làm gì với dân trong nước? Chỉ có cây gậy vụt lung tung, vụt luôn cả người chân chính chỉ vì sự tham lam trục lợi. Nếu nói cây gậy ở quốc gia tự do họ trừng trị những thành phần tội phạm thì với chính quyền CS, họ chỉ trừng trị ai mà họ cho là ảnh hưởng đến sự an nguy của họ. Nếu dân biết dựa vào hiến pháp và pháp luật đòi hỏi quyền lợi cho mình thì họ sẽ chà đạp pháp luật để bức hại người dân. Biểu tình là quyền hiến định, tự do ngôn luận là quyền hiến định, giáo dân Song Ngọc nộp đơn kiện Formosa là việc làm hợp hiến hợp pháp nhưng chính quyền đã chà đạp lên pháp luật đe dọa bắt bớ họ. Ngược lại, những tội phạm cần trừng trị họ lại không trị. Như các vụ án hiếp dâm trẻ em, công an giết người khi tạm giam điều tra, tham nhũng vv thì họ lơ.

Còn cà rốt? Với CS, nếu có cà rốt thì họ ăn chứ không có đến dân. Dân chủ? Không. Tự do? Không. Nhân quyền? Không. Dân quyền? Không. Y tế miễn phí? Không. Giáo dục miễn phí? Không. Trợ cấp thất nghiệp? Không. Trợ cấp nhà ở? Không. Sử dụng đường quốc lộ miễn phí? Không. Và rất nhiều cái không nữa. Dân mất tất cả để chính quyền lộng hành và cướp bóc. Họ dùng những thứ tước đoạt đem ra nước ngoài mua nhà ở, cho con du học để lót ổ nhằm thụ hưởng sự thịnh vượng xứ khác. Sẽ chẳng có củ cà rốt nào hết ở xứ XHCN này. Chỉ có cây gậy vụt lên đầu dân mà thôi.

Nguồn: FB Đồ Ngà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”