Chuyện một bó đũa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chính quyền cộng sản Việt Nam đã dần dà trở lại với bộ mặt hung hiểm tàn bạo như những ngày tháng sau khi tiến chiếm miền nam Việt Nam, với ý định quyết liệt triệt tiêu, trù dập và đàn áp mọi sinh hoạt không đi theo “lề bên phải”. Kỹ thuật đàn áp tinh vi và lưu manh hơn qua cách sử dụng thành phần côn đồ, một hình thức vừa ném đá dấu tay vừa khủng bố nạn nhân. Một tập đoàn hung hãn và hùng hậu tập hợp từ công an, bộ đội, du đãng thuê muớn, báo chí, truyền hình truyền thanh, mặt trận tổ quốc, các tổ chức tôn giáo quốc doanh, quốc hội, nhà nưóc và ngay đến cả ngành tư pháp, đều đang đứng về một phía để đè, dập, đập, bít, bóp mọi ý kiến, mọi nguyện vọng chính đáng của người dân, như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, v.v… và cả lòng yêu nước chân thành và thiên liêng.

Đứng trước tình trạng như thế, một phương thức hành động mới cần đề ra để đáp ứng với tình hình mới.

Một mặt chúng ta vẫn cần những nhà tranh đấu nhân quyền và dân quyền như Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức, blogger Mẹ Nấm v.v… Nhưng, như chúng ta vừa thấy, một số các nhà tranh đấu này đã bị bắt và bị tuyên án tù. Có nghĩa là, tất cả những ai xuất đầu lộ diện, dù chỉ với một vài chứng cớ cụ thể, như trường hợp blogger Mẹ Nấm chỉ vì mang một chiếc áo với vài chữ bày tỏ lòng yêu nước, đã bị theo dõi, hạch hỏi, “làm việc”, và rất thường dẫn đến bị vu cáo, chụp mũ, tuyên án và bỏ tù. Hoặc có ai dám đứng trước phiên toà xử 4 nhà tranh đấu dân quyền và giơ lên biểu ngữ chẳng hạn “các bạn không cô đơn đâu!” hay “trắng án cho Duy Thức, Công Định, Tiến Trung, Thăng Long!”. Nếu có ai đó dám làm như thế, chuyện gì sẽ xẩy ra? Chuyện thật dễ dàng để hình dung ra: Công an sẽ túa vào, đánh cho một trận giữa đường phố, bắt trói lên xe, đưa về công an thành phố, tạm giam, hỏi cung, tra tấn, bạo hành, hăm doạ, bắt ký giấy tự kiểm, hù doạ, nhốt vài ngày, sau đó hoặc thả về với sự theo dõi, rình rập, khủng bố tư gia hoặc bỏ tù biệt giam mất tích. Ai làm gì nhau? Và chúng ta lại mất đi thêm một người can đảm đã anh dũng dám đứng lên nói lời thật. Tác động của hành động can đảm này chắc chắn sẽ không được báo chí trong nước loan tin. Báo chí hải ngoại nếu có đăng tin, cũng chẳng có cách gì phổ biến rộng rãi ngược lại về trong nước. Và các nhà tranh đấu của chúng ta vẫn chẳng được toà xét xử công bình, và họ sẽ cảm thấy cô đơn hơn vì nghĩ rằng lý tưởng tranh đấu cho dân chủ của họ đã chẳng được ai yểm trợ.

Vấn đề cốt yếu đặt ra ở đây là làm sao để có thể vận động được sự ủng hộ ra mặt của số đông. Một cuộc vận động quần chúng đông đảo dám đứng lên, ít ra là biểu lộ được thái độ chống đối và quyết tâm trong lúc này là cần thiết. Cứ nhìn xem, cuộc cách mạng Orange ở Ukraine, hay những cuộc xuống đường của những người ủng hộ phe thân chính phủ hay cả phe đối lập ở Thái trong 2 năm vừa qua với những khối người tràn ngập với những áo đồng màu (đỏ hoặc vàng). Xa hơn nữa, sinh viên Tiệp, công nhân Ba Lan, hay dân chúng Đông Bá Linh ngày xưa đã xuống đường thế nào? Họ rất ôn hoà, nhưng rất quyết tâm và đoàn kết, họ không sợ bị bắt bớ bởi vì họ là số đông (chẳng có nhà tù nào có thể bắt nhốt một lúc mấy ngàn người), và cũng không có chứng cớ nào để quy kết tội cho họ. Họ không cần biểu ngữ hay vũ khí. Chỉ với sự hiện diện và gắn bó với nhau của họ ở hiện trường đã đủ nói lên lòng quyết tâm đối kháng lại với chính quyền độc tài cộng sản.

Do đó, một phương án mới để đẩy mạnh và làm dấy lên một phong trào đấu tranh và đối kháng tập thể trong tình hình này là: các đảng phái tổ chức đấu tranh, trong và ngoài nước, hay các vị đã sẵn có nhiều uy tín với đồng bào như hoà thượng Thích Quảng Độ, hay các tờ báo mạng, diễn đàn dân chủ cùng kêu gọi mọi người có lòng muốn đấu tranh vì nhân và dân quyền, vì tổ quốc, hãy truyền miệng và cùng xuống đường ra phố vào những ngày cần thiết, như hôm toà xử án 4 nhà tranh đấu dân chủ, như những ngày mưa bão ở chùa Bát Nhã, như những ngày sóng gió ở Đồng Chiêm, và đặc biệt là cùng thắt trên đầu một vành khăn hay đơm trên cánh tay áo một mảnh vải. Vành khăn hay mảnh vải có cùng một màu (trắng, hoặc vàng, hoặc xanh, nhưng tuyệt đối không là màu đỏ). Đơn giản chỉ một mảnh vải một màu như thế, nhưng nó tạo nên những người mang nó thành một khối, và bọn công an sẽ phải vất vả với chuyện này, vì họ chẳng có thể cấm đoán người ta mang thêm trên người hay trên đầu một mảnh vải như thế. Nhưng những mảnh vải đồng màu này sẽ là biểu tượng của sự chống đối chính quyền, của lòng đoàn kết nhân dân, của lòng yêu nước, của khát vọng tự do v.v… Đặc biệt, bằng cách này, người dân có thể tham gia đông đảo vào phong trào này vì cảm thấy yên tâm hơn, vì họ khó có thể bị truy tố hay bắt bớ vì tội danh có mảnh vải màu vàng (hay màu trắng, màu xanh) trên người! Nhưng bằng cách này họ có thể bày tỏ tình đoàn kết với những người ra mặt đấu tranh (thí dụ, bằng cách tụ tập trước toà án có phiên xử các nhà đấu tranh dân chủ), với những người bị áp bức (thí dụ, bằng cách tụ tập trước chùa Bát Nhã), hay để phản đối hành động bá quyền xâm lấn bờ cõi của Trung quốc trước toà đại sứ TQ. Với phương thức này, người dân sẽ dễ truyền miệng rủ rê nhau, trong giảng đường, trong khu xóm và việc kiếm lấy một mảnh vải màu như thế không mấy khó ở Việt Nam. Xin nhắc lại, người dân sẽ cảm thấy an toàn hơn nếu bị bọn công an chận lại, vì trên mảnh vải ấy chẳng hề có chữ nào hay dấu hiệu nào. Nếu bị bức hiếp phải bỏ đi thì chẳng mấy chốc sẽ kiếm lại ngay mảnh vải khác. Một mảnh vải như thế có thể được cất dấu dễ dàng trong người. Ngoài ra, có thể dùng cả những biểu tượng khác như thánh giá, đèn cầy (rất thường được sử dụng ở Âu Mỹ), hoa, nhang đèn, v.v… để tạo sự liên kết, lôi kéo quần chúng về với nhau. Hãy thử tưởng tượng: ở Đồng Chiêm, những nhà công giáo đều gắn một hay nhiều cây thánh giá trên nóc nhà, trước nhà, trên xe đạp, xe gắn máy (ý nghĩa: một cây thánh giá bị tháo gỡ thì sẽ có hàng ngàn hàng vạn cây thánh giá khác mọc lên). Những người với tôn giáo khác cũng có thể cùng tham gia với hình thức chẳng hạn chít khăn tang trắng, hay thắt khăn buộc tay màu vàng chẳng hạn để tỏ tình đoàn kết với tôn giáo bạn. Và vài ngày sau, phong trào này lan rộng ra các thành phố khác. Ở Hải Phòng, Hà nội, Sài gòn người ta lén hỏi nhau chuyện gì đã xảy ra vì đâu đâu cũng thấy xe chạy với thánh giá trước đầu xe, nhiều nhà cũng có thánh giá, người người với những mảnh vải lạ buộc trên tay, trên áo, đi đâu cũng thấy. Họ rỉ tai nhau, rủ rê nhau, và sẽ cùng nhau làm như thế. Họ là số đông. Họ không có làm gì khác hơn để công an vịn vào đó để bắt bỏ tù. Do đó họ không sợ, họ sẵn sàng tham gia phong trào. Khi đó những giáo dân ở Đồng Chiêm sẽ không còn cảm thấy cô đơn trên chiến tuyến đối đầu với công an. Họ sẽ quyết tâm hơn. Sự quyết tâm và đoàn kết ấy sẽ làm chùn bước và đẩy lùi những toan tính quỷ quyệt của Việt cộng.

Một cây đũa, dù có bằng sắt thép cứng cõi cũng có thể bị bẻ gẫy hoặc làm cho cong đi. Nhưng một bó đũa, dù bằng cây hay bằng tre sẽ khác.

Cali, ngày 24.01.2010

Đức Tường

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.