Chuyến Thăm Viếng Các Nhà Dân Chủ Việt Nam Của Dân Biểu Na Uy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 11.9 kb

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
2530 Berryessa Rd #234, San Jose, CA 95132, USA.
Tel:(408) 347-8830; Email : lienlac@viettan.org

****

Thông Cáo Báo Chí Số 12

Chuyến thăm viếng các nhà dân chủ Việt Nam của dân biểu Na Uy

Tiếp theo bức thư chung của 20 dân biểu Na Uy gởi ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nhà nước CSVN, ngày 29/1/2008 để phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, một dân biểu khác, ông Peter Skovholt Gitmark, đã đến Việt Nam với sự hướng dẫn của một đảng viên Đảng Việt Tân, bà Võ Hồng, để thăm viếng một số nhà dân chủ và tìm hiểu tại chỗ số phận của những người can đảm đang đấu tranh để mang lại nhân quyền cho dân tộc Việt Nam.

Chuyến đi kéo dài 5 ngày từ 17/2 đến 22/2/2008. Đặc biệt trong thời gian này, Dân Biểu Gitmark đã gặp gỡ thân phụ và thân nhân của các ông Nguyễn Thế Vũ và Nguyễn Viết Trung tại Sài Gòn, cũng như đến thăm viếng bà Trần Khải Thanh Thủy và gia đình tại Hà Nội.

Trong cuộc gặp gỡ thân nhân của các ông Nguyễn Thế Vũ, Nguyễn Viết Trung, Dân Biểu Gitmark đã lắng nghe lời tường thuật của gia đình về tình trạng pháp lý và sức khoẻ của các ông Vũ và Trung. Dân Biểu Gitmark cho biết dư luận quốc tế, đặc biệt là tại Na Uy, rất quan tâm đến hoàn cảnh của hai vị này, cũng như của tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân và ký giả Somsak Khunmi. Cả 4 nhà dân chủ đã bị giam giữ từ ngày 17/11/2007 đến nay, trong tình trạng không có tội danh hay xét xử, chỉ vì đã góp phần vào việc quảng bá phương cách đấu tranh bất bạo động.

Trong cuộc thăm hỏi gia đình bà Trần Khải Thanh Thủy, Dân Biểu Gitmark đã lắng nghe bà kể lại tình cảnh cả gia đình bị trù dập, đe dọa trước và ngay cả sau khi bà ra tù. Bà khẳng định sự kiện bà được trả tự do không phải vì lý do nhân đạo, mà chính là nhờ nỗ lực tranh đấu của cộng đồng người Việt trong và ngoài nước, cùng với các tổ chức nhân quyền thế giới và chính phủ các nước tự do. Tất cả mọi người đã không ngừng lên tiếng, không ngừng áp lực lên nhà cầm quyền Hà Nội, và sau cùng đã buộc chế độ độc tài này phải lùi bước.

Khi được biết về chuyến đi của Dân Biểu Gitmark, một số cơ quan truyền thông quốc tế cũng như Việt Nam đã liên lạc phỏng vấn. Dân biểu Gitmark, bà Trần Khải Thanh Thủy và bà Võ Hồng đã trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên AFP, RFA, DPA, AP, Chân Trời Mới, Tiếng Nước Tôi,… vào sáng ngày 22/2 tại Hà Nội.

Dân biểu Gitmark cho biết ông rất khâm phục tinh thần đấu tranh của các nhà dân chủ Việt Nam. Qua chuyến đi này, ông muốn gởi đến nhà cầm quyền CSVN một thông điệp rõ ràng rằng công luận thế giới đang theo dõi rất kỹ tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của họ và đặc biệt quan tâm đến những nhà dân chủ đấu tranh bất bạo động mang quốc tịch Việt Nam đang bị họ giam giữ một cách phi pháp.

Bà Trần Khải Thanh Thủy cho biết bà rất xúc động khi được gặp gỡ, trao đổi với dân biểu Gitmark và bà Võ Hồng. Sự viếng thăm của hai vị này đã giúp bà vững tin hơn vào cuộc tranh đấu của bà cũng như của cả dân tộc Việt Nam. Bà cũng cho biết sẽ sẵn sàng tiếp nối những gì đã làm và quyết tâm không để tiếng nói của mình bị dập tắt. Bà sẽ tiếp tục, cùng các anh em dân chủ, đấu tranh cho đến khi đất nước thực sự có tự do và nhân quyền.

Bà Võ Hồng bày tỏ niềm cảm kích sâu xa trước những khó khăn, gian khổ, hy sinh của các nhà dân chủ và gia đình họ cho mục tiêu đòi lại tự do và nhân quyền cho cả dân tộc, đặc biệt là những vị chưa được thế giới bên ngoài biết đến. Là một đảng viên Đảng Việt Tân, bà Hồng cho biết rất hãnh diện và sung sướng được chung vai sát cánh cùng những người đang can đảm đấu tranh cho các quyền tự do căn bản nhất của con người ngay trên đất nước Việt Nam.

Ngày 22 tháng 2 năm 2008
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc:

- Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470 1678
- Đặng Thanh Chi: +1 (408) 228 4892

JPEG - 27.9 kb

JPEG - 33.5 kb

JPEG - 82 kb


PDF - 227.5 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…