Chuyện Xăng Dầu Tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Do tác động nhiều mặt nên giá xăng dầu trên khắp thế giới đều tăng, Việt Nam tuy là nước có dầu hỏa nhưng cũng không thoát khỏi việc xăng dầu lên giá. Ngày 9 tháng 8 vừa qua lúc 5 giờ chiều, liên bộ Tài chánh-Thương mại chính thức công bố quyết định tăng giá xăng dầu; nhưng trên thực tế thì giá dầu xăng đã tăng lên trước đó. Điều này đã làm cho người dân bất mãn nếu một nước có luật pháp công minh thì giá cả chỉ được phép tăng sau khi có quyết định của chính phủ. Hơn nữa, mới tháng trước đây chính hai bộ này đã tuyên bố chưa tính đến chuyện tăng giá xăng dầu.

Ông Trần Văn Tá, Thứ trưởng thường trực bộ Tài chính, trong một cuộc họp báo đã giải thích rằng nguyên nhân của sự tăng giá vì Việt Nam cũng là một quốc gia nhập khẩu xăng dầu nên phải chịu tác động của giá xăng dầu thế giới. Do giá xăng dầu tăng nên 7 tháng đầu năm 2006, ngân sách nhà nước phải bù lỗ khoảng 6.800 tỉ đồng. Nếu không tăng giá thì việc kinh doanh các chủng loại xăng dầu đều lỗ lớn. Ông Tá còn nói thêm một nguyên nhân khác phải tăng giá xăng dầu là để ngăn chận việc việc buôn lậu xăng dầu ra nước ngoài do giá xăng dầu ở Việt Nam thấp hơn Kampuchia 6.600 đồng/ lít. Phó cục trưởng cục Quản lý thị trường Phạm Quang Viễn cũng nói phải điều chỉnh lại giá xăng dầu mới chống được buôn lậu. Nhằm ngăn chận nạn xuất lậu xăng dầu qua biên giới, từ đầu năm đến nay cục Quản lý thị trường cũng như các lực lượng chống buôn lậu phối hợp đã sử dụng hết bài bản để ngăn chận, nhưng do việc tồn tại sự chênh lệch giá xăng dầu giữa Việt Nam và các nước trong khu vực nên việc chống buôn lậu xăng dầu chưa đạt kết quả mong muốn.

Thật ra những người bị bắt về tội buôn xăng lậu qua ngã biên giới mà ông Viễn vừa nói ở trên, phần đông chỉ là dân nghèo phải làm nghề chuyển hàng thuê chứ chẳng có ai có tiền để đi buôn lậu xăng dầu như thế. Mặt hàng nào thuê giá cao là họ lao đầu vào, hiện nay khu vực biên giới Việt Miên đang vào mùa lũ, vì vậy công việc làm ăn bị giới hạn nên việc tham gia vào việc chuyển xăng lậu qua ngõ biên giới trở thành nghề duy nhất kiếm sống của nhiều người. Vì thế nạn chuyển xăng dầu lậu qua biên giới Việt Miên hiện nay đang nóng trở lại với quy mô lớn và táo bạo hơn. Đông nhất vẫn là địa bàn tỉnh Kiên Giang với hàng chục điểm hoạt động. Một người chuyển xăng dầu lậu cho biết hiện nay nước đang lên nhanh nên cả tuyến biên giới này đâu đâu cũng là trục giao thông. Chỉ cần đưa can xuống thuyền là coi như cầm chắc trong tay tiền công vận chuyển 1 lít xăng là 5000 đồng. Không chỉ nhận hàng ở các bè xăng, dầu giáp biên giới, thời gian gần đây lực lượng buôn xăng dầu lậu còn vào sâu trong nội địa để tận thu nguồn hàng.

‘‘Một khi tìm cách phi tang như dùng kim đâm làm cho xăng dầu chảy hết, hoặc ném xuống nước…, không được thì họ kiên quyết giữ bí mật cho người tổ chức cung ứng, nhận số xăng dầu lậu này để nhận hết tội về mình’’. Đó là câu nói của ông Phan Lợi, Phó cục trưởng chi cục Quản lý thị trường An Giang, cũng đủ xác nhận những người bị bắt về tội buôn lậu xăng dầu qua ngõ biên giới Việt Miên phần đông chỉ là dân nghèo làm nghề chuyển hàng thuê. Một câu hỏi được nêu lên là nếu không có những ‘‘Đại Gia’’ xăng dầu đứng bên trong điều động thì thử hỏi lưọng xăng dầu xuất lậu qua ngã biên giới đó lấy đâu ra.. Những đại gia đó là ai ?, Mọi người còn nhớ rõ vụ buôn lậu xăng dầu của công ty hàng không Vinapco trực thuộc Vietnam Airlines. Trong 5 năm (1997-2003), Vinapco tái xuất xăng dầu với số lượng gần 65 triệu lít nhiên liệu các loại trị giá hơn 11 triệu mỹ kim, một phần số xăng dầu này được để lại tiêu thụ trong nước thu lợi bất chính. Vì ăn chia không đều nên nội bộ tố cáo lẫn nhau, vụ việc đổ vỡ, báo chí đưa tin liên tiếp hơn cả tuần khiến mọi người biết đến nên nhà nước không thể nào ngậm tăm được, phải lên tiếng khiển trách tổng công ty Vietnam Airlines cho có lệ. Một vụ bán xăng dầu lậu nghiêm trọng như thế mà chỉ có một vài cán bộ của Vinapco bị đình chỉ hay hoán chuyển trách nhiệm. Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines kiêm Giám đốc Vinapco là ông Trương Văn Vĩnh ký quyết định đình chỉ chức vụ Giám đốc dịch vụ vận tải xăng dầu của ông Lê Văn Lâm và ông Phạm Kim Hồng, đội trưởng đội vận tải miền bắc của xí nghiệp dịch vụ vận tải, điều động người khác thay thế chức thủ kho của ông Lê Ngọc Tuyến.

Tương tự, các đại lý độc quyền của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng nhúng tay vào việc xuất xăng lậu qua ngã biên giới, khi bị phát giác ra cũng chỉ có những cán bộ cấp dưói bị xử phạt rồi mọi chuyện đâu lại vào đó. Xăng dầu vẫn tiếp tục xuất lậu ra khỏi Việt Nam. Dư luận người dân trong nước cho rằng việc ngăn chận những người dân nghèo khổ tham gia vào việc vận chuyển xăng dầu lậu qua ngõ biên giới cũng như việc đánh rắn mà đánh ở khúc đuôi. Nhưng thử hỏi có dám đánh vào đầu hay không ?.

Khi xăng dầu đã tăng giá thì các đại gia xăng dầu Việt Nam cần gì phải chuyển lậu nó qua ngõ biên giới để bán cho mất công, bán ngay ở trong nước vẫn được giá cao. Rút cuộc việc tăng giá xăng dầu làm người dân khổ, chứ hoàn toàn không ngăn chận được nạn ăn cắp xăng dầu của những quan chức trong các tổng công ty xăng dầu ở Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?