Có bao nhiêu thứ trưởng ra cứu hộ tàu cá VN?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tàu cá Việt Nam lại bị tấn công ở Hoàng Sa

2014-03-11

Các tàu cá Việt Nam đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa liên tục bị tàu Trung Quốc tấn công kể từ đầu năm 2014.

Chiếc tàu cá mang biển số KH90746-TS do ông Phan Quang làm chủ, khởi hành từ Ninh Hòa, Khánh Hòa đến ngư trường vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN để câu cá nhám hôm 5/2.

Ra khơi chuyến đầu tiên trong ngày mùng 6 Tết Giáp Ngọ, 8 người trên tàu hy vọng cho chuyến đi 1 tháng đầy ắp cá khi trở về. Thế nhưng, đánh bắt chưa lâu thì tàu gặp phải gió mạnh cấp 7-8 nên phải chạy vào lánh gió ở bãi cạn Bông Bay, thuộc chủ quyền của VN. Ông Phan Quang kể lại:

“Ngày đầu năm nay tôi xuất quân đi vùng biển Hoàng Sa, thuộc chủ quyền biển đảo của VN. Ngày 21/2, Trung Quốc, toàn là lính, nhảy lên tàu chúng tôi, bắt chúng tôi, vô tàu tháo máy móc, định vị, lấy hết câu, vi cá…Lấy hết xong rồi, họ nói đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc, con cá ở Hoàng Sa là của Trung Quốc, hòn đá của Hoàng Sa là của Trung Quốc. VN không được đến đây đánh bắt, phải chạy về VN”.

Ông Phan Quang cho biết gia đình làm nghề đánh bắt cá mấy chục năm nhưng chỉ đánh bắt gần bờ. Do nguồn hải sản trong bờ không còn nhiều nữa nên ông Quang phải đi đánh bắt xa bờ. Tàu cá của ông đi đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa được 2 năm nhưng lại gặp tàu Trung Quốc đến 2 lần. Lần thứ nhất xảy ra hồi tháng 9/2013, tàu Trung Quốc đã đuổi tàu cá của ông suốt 1 ngày 1 đêm cho đến khi ra khõi khu vực đảo Hoàng Sa thì mới thôi. Trả lời câu hỏi của Hòa Ái rằng có liên lạc với Cơ quan Cứu hộ VN khi bị Tàu Trung quốc đuổi hay không, ông Quang nói:

“Có kêu Cứu hộ thì bảo mình cứ chạy thẳng về VN. Mình chạy trước thì họ đuổi theo sau. Đuổi 1 ngày 1 đêm rồi cũng chạy về tới VN”.

Ông Phan Quang nói thêm trước khi đi đánh bắt xa bờ thì hoàn toàn không hề biết về các vụ tàu cá VN bị tàu Trung Quốc tấn công. Trong 2 năm vừa qua do tàu cá có trang bị máy liên lạc tầm xa nên mới biết đến các thông tin này. Ông Quang nói tiếp:

“Những tàu cá ở Quảng Ngãi, Quảng Nam cũng bị tình trạng này. Nói chung thì khoảng 1 hay 2 tháng hoặc vài ba tháng thì bị một chiếc”.

Có mặt trên tàu cá của ông Phan Quang hôm 21/2 khi tàu Trung Quốc áp sát, không chế, thuyền trưởng Lê Hữu Toàn khẳng định đây là tàu chiến của Trung Quốc vì thấy trên tàu của họ có nhiều súng ống. Sau khi ép được tàu cá, khoảng 9-10 người mặc đồ lính cầm dao, búa, xà beng trên tàu để khống chế các ngư dân về phía mũi tàu, lục soát lấy máy, câu, vi cá nhám và còn cắt dây điện. Sau đó, có thêm khoảng 10 người khác lên tàu cá. Một người trong số họ nói tiếng Việt rằng tàu cá VN đã vi phạm lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc.

Tuy nhiên, những lời báo cáo này của ngư dân không được báo chí trong nước ghi là “tàu Trung Quốc” vì theo như một nhà báo ở tỉnh Khánh Hòa tiếp xúc với thuyền trưởng Lê Hữu Toàn giải thích do không chụp được hình, hay bất kỳ bằng chứng nào chứng minh là tàu của Trung Quốc. Anh Lê Hữu Toàn nói với đài ACTD:

“Hồi chiều ông nhà báo của báo gì đó…báo của Đảng nói đi họp với Trung Quốc nhưng Trung Quốc giấu, nói không có bắt chúng tôi. Chỉ ghi là những tàu ‘lạ’ lấy đồ của chúng tôi, nói không phải là Trung Quốc”.

Anh Lê Hữu Toàn phân trần với Hòa Ái rằng các ngư dân không thể chụp hình lại được vì khi những người lính từ tàu Trung Quốc xông lên tàu cá liền lấy hết điện thoại di động của cả 8 người. Anh Toàn nhớ rõ tàu sắt Trung Quốc có công suất lớn, mang số hiệu 46105. Anh Toàn còn dặn đi dặn lại nhờ đài ACTD ghi lại đúng lời của anh là “tàu Trung Quốc”.

“Tàu Trung Quốc, nói tiếng Trung Quốc mà”.

Diễn biến mới nhất liên quan đến khu vực biển có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng, trong đó có VN, bí thư tỉnh Hải Nam, ông La Bảo Minh hôm mùng 6/3 cho biết lực lượng tuần duyên Trung Quốc thực hiện bắt giữ tàu nước ngoài trên cơ sở hằng tuần theo quy định mới về đánh bắt hải sản của quốc gia mình. Bí thư tỉnh Hải Nam còn nói phía tuần duyên Trung Quốc luôn cố gắng thuyết phục ôn hòa để yêu cầu các tàu nước ngoài ra khõi lãnh hải khi các tàu này cố tình đi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Trong khi đó Philippines lên tiếng cáo buộc tàu tuần duyên Trung Quốc dùng súng phun nước để xua đuổi tàu cá của họ đang đánh bắt ở khu vực gần các vùng tranh chấp. Về phía VN, báo giới trong nước chỉ loan tin có thêm 1 tàu ở Quảng Ngãi và 1 tàu ở Khánh Hòa bị tàu “lạ” tấn công, tịch thu ngư cụ.

Những ngư dân trên chiếc tàu cá mang biển số KH90746-TS ở Ninh Hòa, Khánh Hòa mà đài ACTD tiếp xúc đều quả quyết chính quyền VN phải bồi thường thiệt hại cho họ vì họ chỉ đi đánh bắt trong khu vực mà Nhà nước tuyên bố thuộc chủ quyền của VN. Họ mong muốn Nhà nước VN phải đảm bảo cho họ biết khu vực nào họ được phép đánh bắt để họ tiếp tục ra khơi mà không gặp phải những “hung thần tàu lạ” nữa.

“Thường thường qua đài nói Hoàng Sa là của VN thì chúng tôi mới ra đó đánh cá. Hồi xưa đến giờ chúng tôi đi đánh bắt từ thời ông cố, ông cha đến giờ. Đài điện nói Hoàng Sa là của VN, chúng tôi đánh bắt ở Hoàng Sa thuộc VN mà sao Trung Quốc bắt chúng tôi? Lý do gì thì chúng tôi không biết?”

Câu hỏi của các ngư dân không phải là quá khó để các cơ quan chức năng trả lời cho họ biết vì sao.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)